Chủng virus gây ra căn bệnh COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán, đã khiến thế giới xáo trộn trong gần nửa năm vừa qua. Nhiều quốc gia đã phải đóng cửa biên giới, phong tỏa thành phố, trường học, cửa hàng và thi hành lệnh giãn cách xã hội.
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra chủng virus này có những điểm rất bất thường. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, virus SARS-CoV-2 có nhiều tương đồng với tế bào con người hơn bất kỳ tế bào động vật nào khác từng được nghiên cứu, bao gồm tế bào của nhiều vật chủ phổ biến như dơi và tê tê. Điều này khiến công cuộc truy lùng ra nguồn gốc hình thành của chủng virus ngày càng trở nên bí ẩn hơn.
Nhóm nghiên cứu của ông Nikolai Petrovsky – Giáo sư tại Đại học Y khoa Flinder Úc, đã sử dụng các phương pháp mô hình tương đồng cấu trúc, để đối chiếu sự tương đồng của virus COVID-19 với tế bào của người và 13 vật chủ phổ biến. Kết quả cho thấy các protein đột biến của virus có độ tương đồng gắn kết cao nhất với thụ thể ACE2 của con người, cao hơn tất cả các mẫu thử nghiệm khác bao gồm cả dơi. Điều này khiến các nhà nghiên cứu không khỏi bối rối. Nhiều người đã nhận định dơi là nguồn gốc ban đầu của chủng virus SARS-CoV-2. Nhưng với kết quả này, thì chủng virus được bắt nguồn từ đâu?
Giáo sư Petrovsky chia sẻ với tờ NTD, nghiên cứu của họ muốn chỉ ra rằng chủng virus SARS-CoV-2 bằng một cách nào đó từng phơi nhiễm với con người, hoặc tế bào người trong quá khứ để tiến hóa và hình thành một độ tương đồng gắn kết cao đến như vậy. Vị Giáo sư cho biết, đối với một chủng virus mới bùng phát có khả năng lây lan giữa các loài, thì mức tương đồng gắn kết cao của chủng virus đó với tế bào con người là một điều bất thường.
Ông cho hay: “Dần dần theo thời gian, chúng [virus] sẽ gia tăng mức tương đồng với vật chủ mới, nhưng trong trường hợp này, chủng virus đã có một mức tương đồng rất cao với thụ thể của con người, do đó đây là một phát hiện bất ngờ trong quá trình nghiên cứu”.
Giáo sư Petrovsky là một chuyên gia về miễn dịch học. Trong 25 năm qua, ông đã tham gia vào nghiên cứu điều chế vaccine bệnh dịch hạch, và thực hiện phát triển hơn 20 loại vaccine phòng ngừa các bệnh như SARS, MERS, COVID-19, cúm lợn, cúm gia cầm và Ebola. Ông giải thích, khi một chủng virus tồn tại trong một loài vật hàng chục ngàn năm hoặc hàng trăm ngàn năm, thì động vật đó sẽ được coi là vật chủ tự nhiên.
Ông cho biết: “Trong trường hợp đó, chủng virus đã tự tối ưu hóa chúng để trở nên tương đồng hoàn hảo với vật chủ cụ thể, do chúng tiến hóa và phát triển cùng với vật chủ đó. Chính vì thế, thường thì các chủng virus sẽ có mức tương đồng gắn kết cao nhất với vật chủ tự nhiên của chúng, và mức tương đồng này sẽ nhỏ hơn với các vật chủ khác. Do đó chúng tôi đã kỳ vọng chủng virus này [COVID-19] phải có mức tương đồng cao nhất với một vật chủ tự nhiên nào đó”.
“Nếu không biết bất cứ điều gì về chủng virus này, và chỉ nghiên cứu nó mà không có bất kỳ thông tin nào tham khảo trước, chúng tôi sẽ nhận định rằng con người chính là vật chủ tự nhiên của chúng. Vì những dữ liệu thống kê thể hiện điều đó”.
Giáo sư Petrovsky cho biết từ trước đến nay, loài người chưa bao giờ là vật chủ tự nhiên của bất kỳ chủng virus nào. Hầu hết các dịch bệnh đều lây nhiễm từ động vật sang người.
Nếu không có trường hợp ngoại lệ nào, thì đây là một dịch bệnh bắt nguồn từ sự rò rỉ mầm bệnh tại các phòng thí nghiệm.
Mặc dù dữ liệu nghiên cứu cho thấy rằng, virus SARS-CoV-2 từng tiếp xúc với con người trước đó, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn khó có thể tin được điều này, vì phải đến tháng 11/2019 mới có người được ghi nhận bị lây nhiễm COVID-19.
Hiện mới chỉ gần 6 tháng kể từ khi COVID-19 xuất hiện, nhưng chủng virus gây ra dịch bệnh này đã có một mức tương đồng gắn kết cao với tế bào con người.
Vậy bằng cách nào mà chủng virus có thể bỗng nhiên bùng phát, nguồn gốc hình thành của nó là từ đâu?
Một bài viết đặc biệt từ Epoch Times có thể cung cấp cho các độc giả một số giả thuyết. Bài báo cho biết trong lịch sử, hầu hết các triều đại đều suy yếu cùng với bệnh dịch và thiên tai, những yếu tố đặt dấu chấm hết cho triều đại đó. Dựa vào những gì ghi nhận được trong quá khứ, và nhìn nhận tổng quan về sự lây lan của đại dịch COVID-19 tại các quốc gia trên thế giới ngày nay, có thể khẳng định rằng chủng virus này đi liền với ĐCSTQ.
Các quốc gia có khoảng cách địa lý xa với Trung Quốc, như Iran, Italy, Pháp và Đức, hay các quốc gia láng giềng như Hàn Quốc và Nhật Bản, đều phải chịu những thiệt hại nặng nề từ đại dịch COVID-19, do những quốc gia này đều có quan hệ thân thiết với ĐCSTQ.
Tuy nhiên, Đài Loan, Hồng Kông và Mông Cổ, dù giáp biên với Trung Quốc Đại lục nhưng lại là những quốc gia chỉ bị tác động nhẹ từ đại dịch. Nguyên nhân là bởi những quốc gia này chống đối và tách biệt khỏi ĐCSTQ. Tình hình lây nhiễm của COVID-19 sang các quốc gia ngoài Trung Quốc đã thể hiện rõ, sự lây lan của virus là có chọn lọc, mục tiêu nhắm đến là ĐCSTQ và những nơi thân ĐCSTQ.
Việt Anh (theo Epoch Times)