Đại dịch Vũ Hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, Tập Cận Bình tuyên bố vẫn sẽ thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng một xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020. Một quan chức trong nội bộ thể chế đã tiết lộ “4 trò ảo thuật” để ĐCSTQ hoàn thành tất cả các nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo vào cuối năm nay.
Theo tin tức của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Ninh Hạ ở khu vực phía Tây vào đầu tháng 6 để điều tra và tìm hiểu về tình hình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và tăng cường bảo vệ sinh thái tại địa phương.
Trong quá trình kiểm tra, ông Tập nhấn mạnh rằng, cần phải thực hiện đầy đủ kế hoạch, hoạt động mà lưỡng hội ĐCSTQ đã triển khai, làm tốt “sáu ổn định”, thực hiện “sáu bảo đảm”, cố gắng khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của dịch Vũ Hán, giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng xã hội khá giả toàn diện và công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Cuộc kiểm tra thị sát của Chủ tịch Tập, tiêu điểm là tập trung vào xóa đói giảm nghèo và xây dựng một xã hội khá giả một cách toàn diện ở khắp mọi nơi, điều quan trọng nhất là xóa đói giảm nghèo. Năm 2015, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch “xóa đói giảm nghèo”, theo kế hoạch sẽ xóa đói giảm nghèo toàn diện vào năm 2020. Hiện tại, chỉ còn chưa đầy 6 tháng nữa là đến thời hạn hoàn thành chiến dịch.
Theo tuyên bố chính thức của ĐCSTQ, Trung Quốc có 52 quận nghèo, trong đó chỉ còn lại một quận nghèo đói ở Ninh Hạ. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông đã nhiều lần tiết lộ rằng chính quyền địa phương vì muốn lấy thành tích, đã tạo số liệu thoát nghèo giả, cưỡng chế nhiều hộ nghèo phải thoát nghèo. Nhiều người đã tự sát vì nhà của họ bị tháo dỡ và chế độ đảm bảo mức sống tối thiểu của họ bị hủy bỏ.
Kể từ cuối năm 2019, đại dịch Vũ Hán đã gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, văn hóa, tài chính, ngoại thương và thị trường của Trung Quốc.
Khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng, giới quan chức cấp cao nhất của ĐCSTQ vẫn nhấn mạnh rằng rõ ràng là không thực tế để xóa đói giảm nghèo và xây dựng một xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020.
Quan chức trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ “4 trò ảo thuật” xóa đói giảm nghèo
Lý Bình (Biệt danh), một quan chức trong nội bộ chính quyền đã nói với Đài Tiếng nói hy vọng vào 2/7 rằng, vào cuối năm nay, ĐCSTQ chắc chắn sẽ tuyên bố: “ĐCSTQ trong 71 năm cai trị đã hoàn thành thành công nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, và xây dựng được một xã hội khá giả!”.
Vậy làm thế nào để ĐCSTQ xóa đói giảm nghèo? Lý Bình nói rằng ĐCSTQ với bản tính dối trá quen thuộc, thì việc “vẽ” ra màn kịch “lừa đảo” rằng đã hoàn thành nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo “dễ như trở bàn tay”! Phương thức cụ thể của ĐCSTQ để thoát nghèo được chia thành 4 thủ đoạn chính.
Màn “ảo thuật” đầu tiên rất đơn giản. Thủ đoạn trực tiếp của ĐCSTQ là ‘giảm toàn diện mức tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo’. Nếu tiêu chuẩn quốc tế về xóa đói giảm nghèo là thu nhập hàng năm không thấp hơn khoảng một khoảng tiền nhất định, thì các quan chức địa phương sẽ hạ tiêu chuẩn này. Ví dụ, giảm tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo xuống còn 3.000 Nhân dân tệ (tương đương 9,9 triệu đồng) hoặc 4.000 Nhân dân tệ (tương tương 13,2 triệu đồng), thế chẳng phải là xong chuyện sao? Sau đó, coi như đã hoàn thành nhiệm vụ “thành công rực rỡ”.
“Bí quyết” thứ hai để đảm bảo xóa đói giảm nghèo là: ‘Làm giả toàn bộ dữ liệu xóa đói giảm nghèo’. Làm giả dữ liệu bao gồm những gì? Làm giả dữ liệu dân số, làm giả dữ liệu báo lên cấp trên, làm giả dữ liệu truyền thông và làm giả dữ liệu của các cơ quan chính phủ, và cuối cùng gọi là làm giả dữ liệu nhân sự thoát nghèo. Gian lận dữ liệu cụ thể này có liên quan đến tất cả các khía cạnh, bởi vì không thể “vơ đũa cả nắm” nhất loạt như nhau. Dữ liệu nằm trong tay họ, không có sự giám sát. Họ nói đã xóa đói giảm nghèo, thì chính là đã xóa đói giảm nghèo.
Thủ đoạn thứ ba được gọi là ‘gấp rút thăm hỏi an ủi toàn dân thoát nghèo’. Ví dụ, còn lại một quận và quận đó vẫn chưa thoát nghèo, đến cuối năm họ [ĐCSTQ] sẽ đến thăm hỏi, an ủi, và sau đó họ sẽ làm gì? Đoàn Thanh niên Cộng sản, Liên đoàn Phụ nữ, rồi cả các doanh nghiệp và Thuế vụ, mỗi một đơn vị của các bộ ban ngành ‘có tiền’ phải nộp bảo hiểm, sau khi bảo hiểm lấy được tiền thì số tiền đó sẽ đưa cho hộ nghèo, như vậy chẳng phải là thoát nghèo rồi sao.
“Gấp rút thăm hỏi” có nghĩa là “nước đến chân mới nhảy”, tức là không còn cách nào khác chỉ có thể đưa họ tiền, đưa họ tiền là họ thoát nghèo.
Cách thứ tư của ĐCSTQ: Đó cũng là chiêu cuối cùng, đó là “trắng trợn bịt miệng” ngụy tạo số liệu toàn dân thoát nghèo. Chẳng hạn, ở vùng biên giới, những nơi dân tộc thiểu số nghèo nàn, những nơi hiếm người, những nơi mà phóng viên trong nước không thể đặt chân đến, chứ đừng nói gì đến phóng viên nước ngoài, những hộ nghèo này sẽ xử lý ra sao? Cán bộ sẽ đi “bịt miệng” họ.
Ví dụ, các nhà lãnh đạo XX đang đến khu vực này để kiểm tra, bạn phải nói rằng thu nhập hàng năm của gia đình bạn là 20.000 Nhân dân tệ (tương đương 66 triệu đồng), bạn biết phải nói thế nào không? Không được nói linh tinh, nếu bạn nói theo yêu cầu của chúng tôi, bạn sẽ được tặng 2.000 Nhân dân tệ (tương đương 6,6 triệu đồng) vào dịp năm mới, nếu không sẽ chẳng có gì cả! Bằng cách này, các hộ nghèo sẽ nhận được 2.000 Nhân dân tệ, thử nghĩ xem như vậy chẳng phải họ sẽ “im miệng” sao?
Do đó, ĐCSTQ chắc chắn sẽ tuyên bố rằng tất cả đã thoát nghèo, mọi người đều đang sống trong sung túc, dựa vào 4 chiêu trò thủ đoạn đó là: Hạ thấp mức tiêu chuẩn, làm giả số liệu, gấp rút thăm hỏi, bịt miệng trắng trợn. Với bốn vũ khí “ảo thuật” này, dân số nghèo khó sẽ có thể thoát khỏi nghèo đói một cách toàn diện.
“Xóa đói giảm nghèo toàn diện” chỉ là một truyện cười
Ông Tưởng, người từng làm việc trong ngành truyền thông, nói với Đài tiếng nói hy vọng rằng, việc xóa đói giảm nghèo của ĐCSTQ ẩn đầy tham nhũng và giả dối, các quan chức thậm chí vì thành tích chính trị mà cưỡng ép thoát nghèo. Ông tin rằng ngay cả khi không có dịch bệnh, “xóa đói giảm nghèo toàn diện” và thành lập một xã hội khá giả vào năm 2020 chắc chắn sẽ không được thực hiện.
Ông nói, chẳng hạn, ở các khu vực phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam, ngay cả khi không có dịch bệnh họ cũng không thể thoát nghèo. Các điều kiện ở đó rất tồi tệ, nhận thức và điều kiện đều không đạt chuẩn. Cộng thêm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh năm nay, một số nơi có thể duy trì hoạt động bình thường tại địa phương là tốt lắm rồi, chứ đừng nói đến việc thoát nghèo, điều đó là hoàn toàn không thể. Mục tiêu “xóa đói giảm nghèo” chỉ có thể là một truyện cười.
Nhạc Sơn (biệt danh), cựu quan chức Hà Nam nói, nền kinh tế Trung Quốc là như vậy, các quan chức cấp tự “khua môi múa mép” kêu gọi thoát nghèo, kêu gọi xây dựng cuộc sống sung túc phồn thịnh.
Nhạc Sơn cho rằng cái gọi là toàn dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội thịnh vượng toàn diện là lời nói dối của Đảng Cộng sản trong nhiều thập kỷ. Đó là một chiếc bánh được ĐCSTQ vẽ ra cho nhân dân Trung Quốc, chiếc bánh này còn chưa vẽ xong, họ lại vẽ, lại tô điểm cho chiếc bánh khác.
Ông cho biết, những người cầm quyền trên vũ đài bây giờ không hiểu gì về kinh tế. Nền kinh tế Trung Quốc không phải là vì dịch bệnh mới trở nên tồi tệ. Vấn đề nghiêm trọng đã nảy sinh từ vài năm trước! Ví dụ, hơn 900 triệu người Trung Quốc kiếm được từ 1.000 đến 2.000 Nhân dân tệ. Số lượng nhân khẩu lớn như vậy? Làm thế nào để xóa đói giảm nghèo?
Nhạc Sơn nói rằng nhiều người chưa bao giờ đến vùng nông thôn và vùng núi Trung Quốc. Người dân ở vùng núi không có nhiều tài nguyên, họ chỉ canh tác đất đai. Không có hạt giống và phân bón, giá ngũ cốc quá thấp, làm sao thu nhập của nông dân có thể tăng? Bên cạnh đó, có bao nhiêu người nghèo ở Tây Bắc, Cam Túc, Nội Mông, Thiểm Tây, Sơn Tây và Thanh Hải? Vẫn còn nhiều người sống trong hang động trên cao nguyên phía Tây Bắc.
Ông nói thêm rằng, vẫn còn những khu vực mà việc sinh tồn rất khó khăn và điều kiện môi trường tương đối khắc nghiệt, bao gồm khu vực Thái Hành Sơn, trong nhiều năm qua làm thế nào để người dân trên núi tồn tại? Xóa đói với giảm nghèo gì chứ? Do đó, toàn dân thoát nghèo và được sống sung túc chỉ là một cái bẫy, một viễn cảnh được vẽ ra từ sự “ba hoa khoác lác” của giới quan chức cấp cao.
Trịnh Trung Nguyên, Nhà bình luận thời sự chính trị cho biết, cuộc đấu đá nội bộ của những quan chức cấp cao Trung Nam Hải đang vô cùng khốc liệt, đâu có thời gian quan tâm đến cuộc sống khó khăn của người dân Trung Quốc, cuối cùng họ vẫn dõng dạc tuyên bố rằng “đã thực hiện được xã hội khá giả toàn diện”, nhưng đó chỉ là những con số mang tính hình thức, để tán dương ca tụng cho ĐCSTQ mà thôi.
Lương Phong (Theo NTDTV)