VOV.VN -Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 5/6 thừa nhận phương Tây thất bại trong các biện pháp trừng phạt Nga khi không xoay chuyển được hành động của ông Putin.
Bởi thế Mỹ cần tăng cường số lượng các cuộc tập trận quân sự và chương trình huấn luyện trên khắp châu Âu, tăng cường chia sẻ tình báo để đối đầu với Nga.
Ông Carter phát biểu tại cuộc họp kín với các tướng lĩnh Mỹ cùng 14 Đại sứ Mỹ tại khu vực Đông và châu Âu rằng Mỹ cần phải đưa ra các bước đi dài hạn để đối phó với Nga. Bước đi mới Reuters đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hết sức quan ngại về tình hình ngày càng xấu đi ở Ukraine. Dường như nguy cơ bùng chiến đang trở lại ở khu vực miền Đông. Ngày 5/6, Andrey Lysenko, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Ukraine về hoạt động đặc biệt ở Donbass cho biết, lực lượng an ninh trên tuyến giáp giới ở Donbass được đặt trong tình trạng báo động cao, và Kiev đang tiếp tục vận chuyển vũ khí hạng nặng quay trở lại chiến trường Donbass. Từ đầu tháng 6, bất ngờ trở nên ác liệt. Theo thống kê đến 5/6, có tới 44 người bao gồm cả dân thường và lực lượng quân đội bị thiệt mạng trong các vụ pháo kích giữa Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) và chính phủ Kiev. Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko hôm 5/6 đã có cuộc điện đàm thảo luận về tình trạng bạo lực gia tăng ở miền Đông Ukraine. Phía Kiev vẫn một mực đổ lỗi cho Moscow. Sau cuộc điện đàm, Nhà Trắng ra tuyên bố cho biết hai nhà lãnh đạo “đã một lần nữa kêu gọi Nga và lực lượng ly khai miền Đông Ukraine nghiêm túc tuân thủ các điều khoản của kế hoạch hành động Minsk đạt được hồi tháng 2”. Theo giới chức Mỹ, Tổng thống Barack Obama sẽ thúc giục các lãnh đạo EU giữ nguyên trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga tại hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Đức. Trong khi đó, Giám đốc cấp cao về các vấn đề châu Âu của Nhà Trắng, Charles Kupchan, cho biết hội nghị này sẽ là nơi Tổng thống Obama thuyết phục các đồng nghiệp châu Âu giữ nguyên hoặc mở rộng trừng phạt đối với Nga trong phiên họp của EU vào cuối tháng này. Mỹ đã chỉ trích Nga về những căng thẳng trở lại gần đây ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, vào hôm 4-5, Điện Kremlin đã đưa ra thông báo, cáo buộc chính Kiev đang cố tình gây chiến trước thời điểm hội nghị thượng đỉnh EU sắp diễn ra vào ngày 25 và 26/6 tới. Chính quyền ông Obama cho rằng, giữ trừng phạt càng lâu thì thiệt hại càng nhiều cho nền kinh tế Nga, tuy nhiên, nó cũng đang để lại hậu quả cho các thành viên EU, do đó, rất nhiều nước đang rỏ ra lưỡng lự trước quyết định mở rộng trừng phạt nhằm vào Nga. Các lệnh trừng phạt của EU sẽ hết hạn vào cuối tháng 6 tới và các nước sẽ cần họp bàn để quyết định xem có nên kéo dài nó hay không. “Chúng ta cần Nga trong việc giải quyết các xung đột ở châu Âu, Syria, Iraq và Lybia, cũng như việc thảo luận về chương trình hạt nhân Iran”, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói với tờ Neue Ostanbrücker Zeitung vào hôm 4/6 và khẳng định rằng, một lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga sẽ chỉ làm tồi tệ hơn tình hình vốn đang đã rất khó khăn. Ukraine vừa có quyết định gây “sốc” RT đưa tin Quốc hội Ukraine đã thông qua Luật Quốc gia sửa đổi, cho phép “các lực lượng vũ trang nước ngoài vào lãnh thổ Ukraine”.
Luật này còn đề cập tới một loạt các loại vũ khí sát thương của nước ngoài có thể được đưa vào Ukraine. Quốc hội Ukraine đã thông qua luật sửa đổi với tổng cộng 240 phiếu thuận, vượt qua mức yêu cầu là 226 phiếu. Đây là dự luật được đưa ra bởi Thủ tướng Arseny Yatsenyuk hồi tháng 4 về việc cho phép các lực lượng an ninh và gìn giữ hòa bình quốc tế được xuất hiện ở Ukraine. Trước đây, sự hiện diện của các lực lượng quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine không được cho phép trong luật pháp nhà nước mà chỉ có thể diễn ra khi tổng thống ban bố một mệnh lệnh đặc biệt. Ukraine cũng tuyên bố đạt thỏa thuận về cung ứng vũ khí, gồm vũ khí sát thương với 11 quốc gia. Phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Petro Poroshenko cho biết, Ukraine đã đạt thỏa thuận với 11 nước về cung cấp vũ khí, bao gồm vũ khí sát thương. Tiến trình trên đạt được nhờ đồng minh chủ chốt là Mỹ. Theo ông Poroshenko, Ukraine đang cần hỗ trợ vũ khí để chống lực lượng đối lập ở miền Đông nước này. Ngay sau khi luật này được Quốc hội Ukraine thông qua, phía Nga đã có phản ứng. Moscow cho rằng Kiev đã cố tình khiêu khích một cuộc xung đột mới nhằm gây áp lực cho châu Âu về việc gia tăng trừng phạt Nga. Thông báo trước báo giới, phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov nhận xét: “Phía Ukraine đã từng làm trầm trọng hóa tình trạng căng thẳng rất nhiều lần trong quá khứ trước khi các sự kiện quốc tế lớn diễn ra. Chúng tôi đang cực kỳ quan ngại về những biểu hiện gần đây nhất của các hoạt động như vậy”. Ông Peskov cũng nhấn mạnh những hành động của Ukraine và các điều luật mới được thông qua từ Kiev sẽ khiến tình hình thêm phức tạp, đặc biệt thỏa thuận Minsk đang đứng trước nguy cơ sụp đổ./. |
Theo VOV Online