Đây là bộ ảnh được thực hiện chỉnh sửa, hậu kỳ, tô điểm bằng phần mềm Photoshop phiên bản 1.0 từ thời Liên Xô được phân tích và chia sẻ lại bởi Amos Chapple – nhiếp ảnh gia Kiwi với rất nhiều điều thú vị.
Amos Chapple là người thích du lịch, chuyên chụp ảnh cho UNESCO World Heritage, viết nhiều tin tức online trên trang Radio Free Europe/Radio Liberty. Bộ ảnh và chú thích này được ông giới thiệu trên RFE/RL này, là những bức ảnh được “chấm ảnh” bởi các nhà “retoucher” Liên Xô. Mời mọi người xem ảnh và những chú thích trong việc “chấm ảnh” – một cách như photoshop ngày nay – rất thú vị.
–***–
Một ảnh chụp với chất lượng chi tiết rất thấp của huấn luyện viên động vật người Liên xô Vladimir Durov thời điểm bấy giờ. Và cách xử lí để tạo hiệu ứng thị giác cũng như tái tạo chi tiết trong trường hợp này mà các nhà chỉnh sửa ảnh nghĩ ra đó là vẽ các đường thẳng, nét mảnh nhỏ lên phần tóc và môi của khỉ, bức ảnh trông nổi khối và thực hơn!
Ảnh chụp chân dung Josef Stalin được chỉnh sửa rất nhiều, điều này đã khiến ảnh mờ đi và có chất lượng chi tiết rất thấp.
Đôi khi, việc “chấm ảnh” quá nặng tay của những thợ chỉnh sửa ảnh Liên Xô đã làm nhoè đi ranh giới giữa một bức tranh vẽ và một bức ảnh chụp, như trong bức ảnh chụp nhà lãnh đạo cộng sản Đức Ernst Thalmann ở trên.
Việc chỉnh sửa để tô điểm thêm cho ảnh chân dung dần trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm đầu thế kỷ 20, nhưng ở Liên Xô thì những “retouchers” có tay nghề cao còn được sử dụng cho một mục đích “có ý đồ” hơn: Như loại bỏ một ai đó trong chụp ảnh nhóm mà mình không thích, hoặc có thể tách nhân vật ra khỏi ảnh gốc rồi vẽ thêm bối cảnh để tạo thành ảnh mới như 2 ảnh trên chẳng hạn. Ảnh gốc từ trái qua phải: Nikolai Antipov, Josef Stalin, Sergei Kirov, và Nikolai Shvernik.
Là người đứng đầu cảnh sát mật của Stalin, Nikolai Yezhov (ngoài cùng từ phải sang) giám sát các vụ hành quyết hơn nửa triệu công dân Liên Xô trong “cuộc thanh trừng vĩ đại”, để lại danh tiếng xấu xa.
Sau khi Yezhov bị hành quyết, những bức ảnh về Stalin cùng “đàn em” ông dạo bước dọc theo một con kênh Moscow đã được làm mới một cách gọn gàng để loại bỏ nhân vật thủ ác này.
Mất mát 20 triệu người trong thế chiến thứ II là một nỗi đau trong lịch sử Liên bang Xô-Viết, các “retouchers” đã cố gắng cải thiện, động viên tinh thần trên thực tế bằng viêc chỉnh sửa, lắp ghép nội dung trong ảnh . Có thể thấy rõ tấm ảnh của “quân đội Hồng quân băng qua sông Dnieper” được chỉnh sửa vụng về, và được tạo ra bằng cách xếp chồng nhiều mảng miếng từ ảnh này lên ảnh khác lại với nhau.
Ngay cả những chiếc máy ảnh kỹ thuật số mới nhất cũng sẽ phải khó khắn lắm mới có thể tạo ra được một tấm ảnh sắc nét của một chiếc máy bay rơi xuống trái đất rất nhanh ở cự li gần
Người lính Đức ôm mặt và xe pháo bị vỡ của có lẽ là bức ảnh mang tính biểu tượng nhất từ chiến thắng của Hồng quân đối với Đức Quốc xã trong trận Kursk năm 1943.
Nhưng những người “retouchers” của Liên Xô đã cho thêm một số chi tiết gây hiệu ứng thị giác và làm nội dung mạnh hơn cho bức ảnh như vài chiếc xe đằng sau, hay vài quả đạn ở tiền cảnh…
Ngay cả nhà báo ảnh Liên Xô huyền thoại Yevgeny Khaldei cũng thừa nhận đã chỉnh hình ảnh khi biên tập viên của ông yêu cầu. Trong ảnh này, một hạm đội máy bay ném bom của Liên Xô được thêm vào, vượt qua toà nhà Reichstag của Đức khi Hồng quân chiến đấu ở Berlin.
Chân dung Stalin với làn da mịn màng vào năm 1945, mặc dù trong thực tế, làn da của ông không mấy được đẹp cho lắm với mụn và nếp nhăn của tuổi tác. Sau Thế chiến II, việc chỉnh sửa hình ảnh đã trở nên tinh tế hơn và khó xác định hơn.
Một thách thức lớn đối với bộ phận chỉnh sửa ảnh của điện Kremlin là những vết lốm đốm trên trán nổi tiếng của Mikhail Gorbachev.
Hầu hết các bức ảnh từ những năm đầu của Gorbachev được chụp ở các góc che giấu vết bớt của ông, nhưng trong các bản phát hành chính thức của điện Kremlin, như bức chân dung năm 1978 của nhà lãnh đạo Liên Xô thì công cụ chỉnh sửa ảnh có vẻ đã được sử dụng để làm mờ đi cái nên giấu của ông.
Đồng hồ đeo tay Breguet trị giá $ 30,000 bị loại ra khỏi một bức ảnh công khai vào năm 2012 trên tay Thượng phụ Kirill I, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga. Đã sụp đổ theo sự tan ra của Liên bang Xô-Viết năm 1991. Điều đáng nói ở đây là phần đổ bóng của chiếc đồng hồ vẫn còn trên bàn…
>>>Sân bay Tân Sơn Nhất được hình thành như thế nào?
>>>Lịch sử đáng tự hào của “tàu ma” 115 năm tuổi ở Ohio
Theo Tinhte