Sông cầu vồng ở Công viên quốc gia Serrania de la Macarenia được hình thành từ những loài cây dưới nước giúp nước có màu đỏ, xanh dương, vàng và xanh lá trong điều kiện đặc biệt.
Ở Moroc, cừu leo lên cây để ăn quả. Đối với dân địa phương đây là điều bình thường nhưng với dân du lịch thì đây thực sự là điều sốc. (nguồn: Lonely Planet) Hồ Green ở dưới chân núi Hochschwab gần thị trấn Tragoess (Australia) thoạt nhìn giống như bao hồ khác nhưng vào mùa đông nó chỉ sâu 90cm tới 180cm và vào mùa hè, nước băng tan làm hồ sâu 1,2km. (Nguồn: Huffington Post) Cashier là thị trấn ở miền Trung vùng núi Blue Ridge. Cứ 30 phút một lần từ sau 5 giờ 30 phút chiều vào cuối tháng 10 tới đầu tháng 11 và giữa tháng Hai tới đầu tháng Ba, mọi người có thể nhìn thấy bóng con gấu lớn trên rừng. (Nguồn: Huffington Post) Ánh sáng phương Bắc được hình thành từ các hạt tích điện mặt trời kết hợp với nhiều loại khí khác nhau để tạo ra màn trình diễn ánh sáng đa màu sắc. Hiện tượng này xảy ra từ tháng Chín tới đầu tháng Tư ở Canada, Alaska, Iceland và miền Bắc Scandinavia. (Nguồn: Telegraph) Sau một trận lũ ở Pakistan năm 2010, hàng triệu con nhện đã bám vào cây và kết tơ vào cành. (Nguồn: National Geographic) Hồ Hillier là hồ duy nhất có màu hồng quanh năm, thậm chí ngay cả khi đã múc vào hộp. Vẫn chưa có lời giải đáp cho nguyên nhân này nhưng nhiều người nói rằng đó là kết quả cả lượng muối cao kết hợp các vi sinh màu hồng. (Nguồn: Condé Nast Traveler) Cảnh tượng tuyệt đẹp được hình thành từ hàng triệu con cá mòi bơi từ vùng nước lạnh Nam Phi sang bờ biển KwaZulu-Natal. (Nguồn: Daily Mail) Bờ biển Puerto Rico và Maldives rực sáng nhờ những sinh vật phù du phát sáng. (Nguồn: National Geographic) Màn trình diễn âm thanh vào mùa Hè của 1,5 triệu con dơi bay qua Texas. (Nguồn: BBC Travel) Lửa xanh từ núi lửa Kawah Ijen (Indonesia) được hình thành từ khí sulfuric trong các kẽ hở của núi lửa ở áp suất cao. (Nguồn: National Geographic) Các tảng đá lớn có thể tự di chuyển ở Thung Lung Chết, Công viên quốc gia ở California. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có 1 lớp băng mỏng bên dưới các lớp đất đã bị tan chảy do ánh nắng mặt trời đã di chuyển các hòn đá và để lại đằng sau là những vệt dài do di chuyển đó. (Nguồn: ABC News) Rất nhiều du khách thích thú di đi thuyền ở các hang động ngầm để ngắm nhìn bầu trời sao làm từ đom đóm trong hang đom đám Waitomo ở quần đảo phía Bắc New Zealand. (Nguồn: Waitomo) Bong bóng băng ở Hồ Abraham, Alberta, Canada là tác phẩm từ khí metan của động thực vật trong hồ. (Nguồn: Huffington Post) Hành trình tìm về biển của 120 triệu con cua đỏ. Hành của chúng bắt đầu từ rừng, băng qua đường quốc lộ để ra Ấn Độ Dương, tại đây, chúng sẽ đẻ chứng khi có thủy triều lên cao. (Nguồn: Huffington Post) Mắt của sa mạc Sahara, vòng tròn có đường kính 48km là kết quả của sự xói mòn qua thời gian. (Nguồn: NASA) Cầu vồng lửa được hình thành khi ánh sáng mặt trời đi xuyên qua các tinh thể băng ở tầng mây cao, phân tách chúng thành các mảng màu sắc riêng biệt. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa hẹ, khi nhiệt độ lên tới trên 58 độ C. (Nguồn: The Weather Channel) Bướm Monarch là loài bướm duy nhất có lộ trình di cư 2 chiều. Hàng năm, chúng sẽ bay từ vùng miền Đông Bắc nước Mỹ sang vùng núi Sierra Madre của Mexico (vào cuối tháng 10) và từ miền Bắc nước Mỹ sang California. (Nguồn: United States Department of Agriculture) Sấm sét Catatumbo ở Venezuela xảy ra 300 ngày trong năm đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness. Thời tiết và địa hình ở khu vực này đã dẫn tới hiện tượng sấm sét liên tục. (Nguồn: The Telegraph) Những phễu mây lớn được hình thành do những luồng gió lớn, xảy ra khi không khí khô lạnh gặp luồng khí nhiệt đới nóng. (Nguồn: Daily Mail) |
Theo VietnamPlus