Các nhà khoa học phát hiện, loài rắn “áng chừng” được thời gian cần thiết để xiết chết một con mồi, do chúng cảm nhận được nhịp tim của nạn nhân và chỉ buông ra khi tim con mồi ngừng đập.||
Quá trình xiết mồi tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vì vậy, đây là một khả năng rất quan trọng giúp kẻ săn mồi cân bằng giữa nhu cầu thức ăn với mức năng lượng chúng bỏ ra để xiết con mồi ngạt thở.
Kết luận này được rút ra sau thí nghiệm được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu thuộc đại học Dickinson tại Pennsylvania (Mỹ). Nhóm nghiên cứu dùng những con chuột chết được cấy tim nhân tạo để dụ những con trăn Mỹ nhiệt đới bị nhốt tấn công chúng. Khi con rắn tấn công con chuột, các nhà khoa học có thể điểu khiển từ xa trái tim giả này. Loài trăn Mỹ nhiệt đới (Boa constrictor) có một cách độc đáo để giết chết con mồi, chúng quấn quanh cơ thể con mồi, rồi từ từ xiết chặt lại cho đến khi con mồi ngạt thở và chết. Các nhà khoa học sử dụng một cảm biến áp lực trên cơ thể chuột để kiểm tra diễn biến quá trình trăn xiết con mồi. Khi tim giả đập, trăn xiết lấy con chuột lâu và chặt hơn hẳn so với khi xiết một con chuột tim không đập. Còn nếu tim giả ngừng đập giữa chừng, trăn cũng dừng xiết rất nhanh sau khi tim ngừng đập. Nhóm giải thích: “Trong quá trình xiết lấy con mồi, con trăn thực sự cảm nhận được nhịp tim của nạn nhân”. Loài trăn Mỹ nhiệt đới có thể dài tới 4 mét và sống tới 30 năm. Chúng không có nọc độc, mà dùng răng sắc nhọn để giữ lấy con mồi, trong khi dùng cơ thể mình quấn lấy và xiết chết nạn nhân. Phúc Nguyễn
Với nghiên cứu mới nhất của Đại học Thanh Hoa Đài Loan và Viện Công nghệ Karlsruhe của Đức, cá hồi còn có thể là thiết bị lưu trữ dữ liệu tuyệt vời của tương lai.
Một loài ếch mới nhỏ nhất thế giới từ trước tới nay vừa được phát hiện tại miền nam Papua New Guinea – kích thước của chúng chỉ bằng con ruồi.
|