Ngày 22/9, cảnh sát Hồng Kông đã vớt được trên biển ở Yau Tong xác chết của một cô gái trong tình trạng khỏa thân, có nhiều bằng chứng cho thấy đó chính là Trần Ngạn Lâm 15 tuổi bị mất tích từ ngày 19/9.
Ngày 19/9, một cô gái tên Trần Ngạn Lâm 15 tuổi đã bị mất tích. Vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 19/9, sau khi chia tay một người bạn được 10 phút, cô đã nhắn một tin nhắn cuối cùng cho bạn bè nói, “đang đi về nhà”, thế nhưng 5 ngày sau vẫn chưa thấy cô trở về nhà.
Ngày 24/9, trên mục thông báo tìm người của Telegram Hồng Kông và diễn đàn thảo luận Liên Đăng (Lihkg) có một thông tin như sau: “Trần Ngạn Lâm, nữ, 15 tuổi, cao 1.53m, tóc vàng xám, vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 19/9, thấy xuất hiện ở ga tàu điện ngầm Mei Foo sau đó mất tích, nếu như tìm thấy người, xin hãy liên lạc với Hà Sinh hoặc cô Hà”. Trong đó, cô Hà là mẹ của cô gái bị mất tích, Hà Sinh là cậu của cô gái.
Thế nhưng trong lúc người thân tìm kiếm Trần Ngạn Lâm, hầu như không có một thông tin nào đáng lưu ý. Ngày 22/9, sau khi Trần Ngạn Lâm mất tích được 3 ngày, cũng là ngày thứ 2 người thân và bạn bè đăng thông báo tìm người, cảnh sát Hồng Kông ở khu vực biển chỗ núi Devil ‘s Peak ở Yau Tong, đã phát hiện được xác một cô gái chết trôi trong tình trạng khỏa thân.
Từ ngày 19 đến ngày 26/9, trong thông tin được cảnh sát gửi đến giới truyền thông thì chỉ có vụ chết trôi này, tin tức cụ thể như sau: Ngày 22/9, cảnh sát tại khu vực biển đối diện núi Devil’s Peak ở Yau Tong, tàu tuần tra của cảnh sát đã vớt được xác một cô gái không rõ danh tính, thi thể cao 1.5m, tóc dài màu vàng, đoán tuổi khoảng 25 đến 30, trên người không có di thư.
Cô gái tên Trần Ngạn Lâm mất tích, cũng cao 1.5m, tóc màu vàng xám, hơn nữa ngày phát hiện xác chết trôi là sau khi cô mất tích. Với sự nghi vấn này, phóng viên của Apple Daily đã liên tục tiến hành các điều tra đối với cảnh sát, kết quả họ thu được như sau:
Hôm 5/10, Phòng Quan hệ Công chúng của Cơ quan Cảnh sát Hồng Kông khi trả lời phỏng vấn có nói, qua điều tra sơ bộ, tin chắc rằng người bị hại trong vụ thi thể trôi trên biển này là cô gái 15 tuổi đã mất tích trước đó. Cảnh sát cũng cho biết, giữa tháng 9 đã nhận được báo án mất tích của người nhà, vụ án này được liệt vào “phát hiện thi thể”, và chuyển giao cho Đội trọng án Số 2 thuộc cảnh sát Quận Đông điều tra.
Nhưng cảnh sát không xác nhận, cô gái 15 tuổi bị mất tích kia, liệu có phải là cô gái Trần Ngạn Lâm trên thông báo tìm người vào ngày 24/9 hay không? Cũng không nói rõ nguyên nhân tử vong của xác chết trôi là gì.
Mặt khác, thông tin “giữa tháng 9 đã nhận được thông báo của người nhà”, có thể thấy đoạn thời gian cũng ăn khớp với thời gian mà Trần Ngạn Lâm mất tích. Bạn bè của Trần Ngạn Lâm đã tiết lộ với truyền thông, Trần Ngạn Lâm trước khi mất tích thì đã nhiều lần tham gia phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông, ví dụ như ngày 12/6 đã mít-tinh ở Kim Chung, còn có một lần ở sân bay Hồng Kông vào tháng 8, v.v.
Mặt khác, có một chi tiết rất đáng chú ý. Nếu như xác chết trôi này là Trần Ngạn Lâm, cô cũng không thể chết vì tự sát được, bởi vì trước khi mất tích, Trần Ngạn Lâm đã học ở một trường ở Tseung Kwan O, cô là một kiện tướng về bơi lội, mấy năm trước đã trải qua huấn luyện về nhảy cầu, từng là thành viên đội nhảy cầu.
Bạn bè của cô nói, Trần Ngạn Lâm có thể nhảy cầu từ độ cao 5m, nhảy vào bể nước sâu 5m, rồi lại có thể bơi vào bờ bình thường. Có thể nói kỹ năng bơi là rất tốt. Đồng thời, xác chết trôi trong tình trạng khỏa thân, có ai lại đi cởi hết quần áo trước khi nhảy xuống biển tự sát?
Như vậy, xoay quanh vụ án xác chết trôi trên biển đối diện núi Devil ‘s Peak vào ngày 22/9 và việc mất tích của Trần Ngạn Lâm vào ngày 19/9, có vài vấn đề phức tạp cần được giải thích: Cô gái mất tích rốt cuộc có phải là Trần Ngạn Lâm không? Sự mất tích của cô có liên quan đến việc cô đã tham gia phong trào phản đối dự luật dẫn độ và bị cảnh sát bắt hay không? Hoặc là bị mang đi để hỗ trợ điều tra? Nếu như xác chết trôi là cô, vậy thì cô tự sát hay là bị ai giết?
Ngày 9/10, phóng viên của tờ báo Apple Daily lại một lần nữa truy vấn, cảnh sát Hồng Kông đã xác nhận bằng miệng rằng: “Xác chết trôi ở Yau Tong chính là cô gái họ Trần bị mất tích”.
Qua nhiều lần tiếp xúc với cảnh sát, và nhiều lần Apple Daily tự mình điều tra, ở ngay tiêu đề của bài báo đã nhận định rằng xác chết trôi chính là Trần Ngạn Lâm. Nhưng cô lại là một kiện tướng bơi lội, thì làm sao mà lại trở thành xác chết trôi được? Trước mắt vẫn chưa tìm ra được đáp án. Từ lúc bài báo được đăng lên, cảnh sát cũng không bác bỏ tin đồn, chứng tỏ vẫn đang trong quá trình điều tra.
Nói về vụ án này, luật sư kiêm nghị viên Hội đồng Lập pháp thuộc đảng Dân chủ Từ Cẩn Thân (James To) cho biết, liên quan đến sự kiện sẽ do thẩm phán nguyên nhân tử vong ra quyết định điều tra như thế nào. Nếu theo trình tự thông thường, cảnh sát phát hiện thi thể sẽ tận lực điều tra, nhưng hiện nay cảnh sát Hồng Kông chưa hẳn đã được công chúng tin tưởng, thậm chí là một trong những đối tượng bị nghi ngờ.
Do đó, ông cho rằng, người nhà cần đề xuất vấn đề với thẩm phán, chỉ thị phía cảnh sát đưa ra hồi đáp. Ví dụ, cô gái liên quan đến vụ việc liệu có phải đã từng bị cảnh sát bắt giữ vì liên quan đến biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ và được thả vào thời điểm nào. Ông cũng kiến nghị người nhà nên chủ động mời cảnh phía cảnh sát điều tra bạn bè xung quanh cô.
Chia sẻ trên Twitter, ông Solomon Yue, Phó Chủ tịch Tổ chức Sự vụ Hải ngoại của Đảng Cộng hòa Mỹ cho biết, ông rất nghi ngờ về vụ án này, và ông sẽ nhờ bạn bè chuyển thông tin tới Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đang ở Hồng Kông.
Một số bình luận của cư dân mạng:
“Chỉ riêng việc nhìn thấy lõa thể, đã biết rằng không phải là tự sát”;
“Thi thể nữ lõa thể, 80% là ‘hắc cảnh’ xâm hại sát hại rồi ném xuống biển”;
“Không chỉ là nữ sinh bị hại đâu, bị cưỡng gian còn có cả nam nữa”;
“Lần này tôi bắt đầu tin là ‘hắc cảnh’ giết người”;
“Thiên thần ơi, hãy cho sét đánh chết những ‘hắc cảnh’ tàn ác kia đi!”;
“Hàng loạt người nhảy lầu, nhảy xuống biển đều không hề có di thư, lại tiếp tục lừa người ư, cảnh sát Hồng Kông và ngũ mao sẽ không có kết cục tốt đẹp”;
“Mới 15 tuổi, một đứa trẻ dũng cảm biết bao nhưng lại gặp phải loại chính quyền này”;
“Công an Trung Quốc ở Trung Quốc Đại Lục đại khái đều giết người như thế này, đổi sang bộ đồng phục cảnh sát Hồng Kông cũng cho rằng có thể làm như vậy tại Hồng Kông”;
“Bạo chính tất vong!”.
Minh Huy (Theo Epoch Times)