Tinh Hoa

Phát hiện báo gấm ở khu bảo tồn Buxa

Thật không dễ dàng để bắt gặp loài báo gấm, thậm chí còn khó khăn hơn để tìm được một bằng chứng hình ảnh về sự tồn tại của loài thú này. 

Một bức ảnh chụp ngày 21/7/2010 cho thấy một trong báo gấm con sinh ra cách đây hai tháng ở Jardin des Plantes ở Paris. (Ảnh internet)

Mới đây, những chiếc máy ảnh được đặt trong khu bảo tồn Buxa Tiger ở Tây Bengal đã chụp được hình ảnh của một chú báo gấm. Đây là bức ảnh đầu tiên của loài ‘mèo khó phát hiện’ này ở khu bảo tồn trong suốt một thập kỷ.

Báo gấm là một trong những loài nhỏ nhất trong những loài mèo lớn. Kĩ năng gây ngạc nhiên nhất là khả năng trèo cây trông dễ dàng như những chú khỉ lanh lợi. Báo gấm có thói quen treo mình trên các cành cây bằng hai chân sau và lộn ngược đầu xuống.

Một bức ảnh chụp ngày 21 tháng 7 năm 2010 cho thấy một trong báo gấm con sinh ra cách đây hai tháng ở Jardin des Plantes ở Paris. (Ảnh internet)

Tuy nhiên, chiếc áo gấm giúp nó ẩn khuất dưới cây rừng khiến chúng ta không dễ dàng nhận ra chúng. Ngay cả kiểm lâm và những nhà tự nhiên học cũng gặp khó khăn để phát hiện ra loài báo này, do đó hầu hết những điều chúng ta biết về loài mèo quý hiếm này là thông qua quan sát những con báo bị giam cầm trong các vườn thú.

Khu bảo tồn Hổ Buxa ở Tây Bengal luôn được biết đến là nơi cư trú của loài động vật này, nhưng vẫn rất hiếm hoi để có thể trông thấy chúng. Thành viên hội đồng tư vấn động vật hoang dã thuộc Nhà nước là Biswajit Roy Chowdhury cho biết, ông đã chụp ảnh một con báo gấm trên đường trở về Panbari ở Buxa năm 1996.

Cựu Phó quản lí khu vực Buxa là Subhankar Sengupta cho biết, năm 2005, hai con báo gấm đã được phát hiện trong các khu rừng của Kumargram và Hatipota và chúng đã được quay phim lại.

Ông nói thêm: “Sau đó, mặc dù không hay gặp chúng nhưng chưa bao giờ chúng tôi chụp ảnh được loài thú này”

Các bức ảnh gần đây trông có vẻ lờ mờ khi chúng được chụp bằng một trong những chiếc bẫy máy ảnh mà các cán bộ kiểm lâm lắp đặt, nhưng những bức ảnh này là đủ bằng chứng về sự tồn tại của loài mèo này.

Quản lí khu vực Buxa là Sandeep Sundriyal cho biết, hình ảnh báo gấm được ghi lại bằng một cái bẫy máy ảnh trên thượng nguồn khu bảo tồn Hổ.

Ông nói: “Thực hiện nhiệm vụ là một phần trong kế hoạch giám sát của chúng tôi. Chúng tôi đã đặt 80 cái bẫy máy ảnh ở các khu vực khác nhau của Buxa với mỗi cặp bẫy ảnh giám sát trong phạm vi 4 sqkm. Vị trí đặt bẫy sẽ được thay đổi sau một tháng rưỡi.”

Báo gấm hoạt động vào ban đêm và lẩn trốn trong tán lá rậm rạp cả ngày trên những cành cây.

Quản lí trưởng về động vật hoang dã là Ujjwal Bhattacharya nói rằng bởi vì báo gấm thuộc loài động vật sống về đêm nên hiếm khi nó bị phát hiện.

Ông cho biết thêm: “Những khu vực như Newlands và Sankosh ở Buxa là những nơi cư trú an toàn cho loài vật này. Chúng tôi rất may mắn khi được chứng kiến hình ảnh của những “nhà leo núi” giỏi giang sống chủ yếu trên ngọn cây được lưu lại trong một chiếc bẫy máy ảnh “

Cựu quản lí khu vực Buxa là Pranabesh Sanyal cho rằng thảm thực vật ở hai bên đường rừng giữa Jayanti và Rajabhatkhawa là môi trường sống tốt cho loài báo đen. Ông nhớ lại quãng thời gian khi còn là quản lí của khu bảo tồn, lúc đó một con báo gấm đã được cứu thoát khỏi một ngôi nhà.

Ông nói: “Năm 1992, khi tôi là quản lí khu vực, một chú báo gấm đã được cứu thoát ra khỏi một ngôi nhà ở Alipurduar. Nó đã được đưa đến một khu đất có rào vây quanh trong khu rừng của Bhutanghat, sau đó nó được thả về rừng sâu. Tuy nhiên, bằng chứng hình ảnh về nó thực sự là rất hiếm “

Thông tin bổ sung về loài Báo gấm:

Theo Đại Kỷ Nguyên