Thời gian qua, việc người tu luyện Pháp Luân Công nói rõ sự thật về cuộc đàn áp tàn bạo, phi lý đối với học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị một số nơi dán nhãn là “làm chính trị”. Vậy rốt cuộc ý nghĩa thực sự của “làm chính trị” là gì? Tại sao nó lại mang hàm nghĩa xấu đến vậy và Pháp Luân Công có phải làm chính trị như chính quyền Trung Quốc tuyên truyền không?
Từ “politics”, nghĩa là “chính trị” trong ngôn ngữ phương Tây ngày nay bắt nguồn từ chữ Hy Lạp, “polis” có nghĩa là thành quốc.
Thuật ngữ “chính trị” có lẽ được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại bởi Aristotle, một triết gia Hy Lạp cổ đại, đặc biệt nó còn là tựa đề cho một tác phẩm nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng của ông – cuốn “Politics” (Chính trị luận).
Tuy nhiên từ “chính trị” và các vấn đề chính trị cơ bản như quyền lực và tổ chức nhà nước đã được các triết gia khác như Khổng Tử, Plato… tiếp cận. Dù Aristotle đã khẳng định mọi công dân đều có quyền tham gia chính trị, nhưng một điểm chung lớn trong lý luận của các triết gia cổ đại này là quyền lực chính trị tốt nhất nên được nắm giữ bởi những ông vua thông thái.
Như vậy cội nguồn của chính trị là gì? Đó là một nhóm người tập hợp trong một bối cảnh địa lý, họ chung sống và hình thành nên các quy ước sống của cộng đồng mình và để đảm bảo cho các quy định đó được thực thi tốt, họ chọn ra một số thành viên và trao cho họ quyền lực để duy trì các quy định đó.
Tất nhiên còn có một chủ thể khác có thể giám sát quyền lực của các thành viên được trao quyền đó chính là nhân dân thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo.
Ở các xã hội La Mã và Hy Lạp cổ đại, các thành phố đều có các quảng trường là nơi người dân được tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, về các chính sách của Nhà nước.
Nhưng một vấn đề lớn nhất của nhóm được nhân dân trao quyền lực là nhóm này có thể bị tha hóa, bóp méo các quy ước ban đầu và dùng quyền lực để chống lại chính người dân đã trao quyền cho mình, nhằm trục lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm.
Dưới nhãn quan triết học này, quyền lực chính trị xuất phát từ dân chúng, nó được tạo lập để phục vụ xã hội. Như vậy người dân mọi thành phần có đủ tư cách để tham gia gián tiếp vào nền chính trị quốc gia bằng những hoạt động xã hội cụ thể của mình như quyền tự do báo chí cho phép người dân phát biểu quan điểm của mình đối với tất cả các vấn đề của quốc gia; hơn nữa mọi công dân đủ tiêu chuẩn pháp quy đều có khả năng tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước một cách trực tiếp. Chính trị không phải là một đặc quyền của riêng ai.
Từ đây cả thế giới làm quen với một lý thuyết hoàn toàn mới về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, Nhà nước không phải là một thế lực thống trị xã hội mà chính là một tổ chức quyền lực công, được người dân trao cho quyền lực để đổi lại họ được sống dưới sự bảo vệ của Nhà nước và một trật tự luật pháp do Nhà nước ban hành (luật pháp không trái với đạo đức và luân lý); và rằng quyền lực chính trị đó không thể là quyền lực tuyệt đối vì “quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối”.
Năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đứng đầu là ông Giang Trạch Dân tiến hành đàn áp Pháp Luân Công, một môn khí công Phật Gia lấy việc đề cao nhân cách đạo đức làm nền tảng, họ đã tung ra rất nhiều điều vu khống bịa đặt, trong đó có việc gán cho Pháp Luân Công tội danh “Làm chính trị” và đầu độc người dân Trung Quốc hiểu sai về Pháp Luân Công. Như trên đã phân tích chính trị thực chất là 2 việc:
1. Điều hành quốc gia của chính phủ, Nhà nước.
2. Nhân dân giám sát việc chính phủ sử dụng quyền lực để điều hành quốc gia.
Như vậy “Làm chính trị” là việc đương nhiên của toàn dân, nó không hề mang ý nghĩa tiêu cực nào cả. Vậy từ chính trị chỉ mang ý nghĩa xấu khi Nhà nước, tổ chức đại diện cho nhân dân, trở nên tha hóa, lạm dụng quyền lực, không lắng nghe ý nguyện và thậm chí quay lại đàn áp nhân dân.
Việc ĐCSTQ gán ý nghĩa xấu cho việc “Làm chính trị” cũng đã chỉ ra rằng bản thân ĐCSTQ đã trở nên tha hóa, họ chống lại nhân dân, người sinh ra họ.
Khi đó, ông Giang Trạch Dân vì lòng đố kỵ, ghen ghét và sợ hãi đã vô cớ ra lệnh đàn áp, khủng bố đối với 70 triệu người tu luyện Pháp Luân Công bằng những thủ đoạn tàn ác phi nhân tính nhất như: tra tấn, hãm hiếp, giết hại và mổ sống cướp nội tạng… Phi lý hơn, ông ta còn dùng hình thức thông qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước để vu khống Pháp Luân Công, làm cho nhân dân hiểu sai sự thật về Pháp Luân Công. Đứng trước tình hình đó, việc các học viên Pháp Luân Công đứng ra giải thích, giảng rõ sự thật một cách hòa bình là đương nhiên, điều đó không thể gọi là “Làm chính trị”.
Nếu tự nhiên có một nhóm người xông vào nhà bạn, đánh đập bạn vô duyên vô cớ, sau đó vu khống bạn là thế này thế kia… chẳng lẽ bạn không giải thích sao? Bạn chấp nhận vu khống vậy sao?
Từ những phân tích trên có thể thấy Pháp Luân Công không hề làm chính trị như ĐCSTQ vẫn tuyên truyền. Thông qua việc bôi nhọ Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã vô tình cho cả thế giới thấy bộ mặt thật của mình, thấy cách cai trị nhân dân của mình: Nhân dân phải chấp nhận như cá nằm trên thớt cho ĐCSTQ muốn chém giết tùy ý thì mới gọi là không làm chính trị.
Hy vọng qua những nhìn nhận ngắn ngủi trên, mọi người có thể nắm rõ được một khái niệm và quan điểm đúng đắn để không bị lạc hướng khi nhìn nhận cuộc sống.
Thân mến!
Video: Pháp Luân Công có phải làm chính trị hay không?
Minh Tuệ