Ở Nhật Bản, nhồi nhét hành khách lại là một nghề, thậm chí đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những “oshiya” hay “pusher” – người đẩy hành khách lên tàu để đảm bảo giờ giấc.
Nếu đã từng một lần trải nghiệm sự “nhồi nhét” khách trên những chuyến xe khách liên tỉnh thì có lẽ chẳng ai cảm thấy thích thú cả. Thậm chí, những lái xe, phụ xe có hành vi nhồi nhét còn có khả năng bị hành khách tẩy chay.
Thế nhưng, ở Nhật Bản, nhồi nhét hành khách lại là một nghề, thậm chí đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những “oshiya” hay “pusher” – người đẩy hành khách lên tàu để đảm bảo giờ giấc.
Gần như tất cả mọi ấn tượng về Nhật Bản trong mỗi người là sự chính xác tuyệt đối và nguyên tắc “thời gian là vàng”. Và nguyên tắc này không sai đối với những chuyến tàu điện – phương tiện giao thông quan trọng trong các thành phố lớn.
Mạng lưới tàu điện ở Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới vì tính ưu việt và đúng giờ. Tại thủ đô Tokyo, gần 40 triệu hành khách đi lại trên các tuyến giao thông công cộng nội đô mỗi ngày, nhiều hơn đáng kể so với những loại giao thông khác như xe bus, xe ô tô riêng. Trong số này, 22% – tương đương 8,7 triệu người sử dụng tàu điện ngầm.
Riêng về mạng lưới tàu điện ngầm ở Tokyo, tờ AmusingPlanet nhận định đây là “một hệ thống giao thông hết sức kinh ngạc”. Trong hầu hết những tuyến đường, trung bình cứ 5 phút lại có một chuyến tàu tới, và trong những giờ cao điểm, thậm chí chúng chỉ dừng lại 2 – 3 phút là xuất phát. Tính ra có tới 24 chuyến tàu mỗi giờ chạy theo cùng một hướng.
Điều đáng chú ý là mặc dù có rất nhiều tàu, nhiều chuyến liên tiếp như vậy nhưng mật độ hành khách luôn cực kỳ đông đúc, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Gần như lúc nào hệ thống tàu điện ngầm ở đây cũng phải hoạt động trên 200% công suất.
Để hiểu sự đông đúc của hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo không gì tốt hơn là tận mắt tới chứng kiến. Được biết chỉ trong 1 ngày, tuyến Yamanote phục vụ tới 3,5 triệu lượt người ở 19 nhà ga. Trong khi đó, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York chỉ phục vụ khoảng 5 triệu lượt khách mỗi ngày, trên 26 tuyến đường, qua 468 nhà ga.
Ngày nào cũng vậy, ở tuyến nào cũng vậy, trong suốt cả ngày, Yamanote đều phải hoạt động hết công suất. Trong năm 2012, một nhiếp ảnh gia người Hong Kong là Michael Woft đã tung ra một chùm ảnh có tên Tokyo Compression gây ấn tượng mạnh mẽ.
Đa phần các bức ảnh chụp các hành khách khổ sở trên các chuyến tàu chật cứng người, khuôn mặt méo mó và thậm chí bị trà sát trên cửa sổ cabin. Những bức ảnh này cho thấy tình trạng kinh khủng và đáng xấu hổ trên trong hệ thống tàu điện ngầm ở Nhật Bản.
Nhiều người nghĩ rằng nhiều tàu như vậy, lại chạy liên tục vậy cứ chờ tới chuyến sau, nếu thấy vắng thì lên. Nhưng vấn đề là chuyến tàu nào tới cũng đều đang trong tình trạng đầy ứ hành khách. Có người lại bảo thế thì tăng cường thêm tàu đi, chẳng hạn thêm khoảng 3 tàu vào mỗi giờ, có nghĩa là mỗi tàu sẽ chỉ có thể dừng lại ở nhà ga trong khoảng 1 phút – quá nguy hiểm!
Thế là trong cái khó ló cái khôn. Để có thể chất đầy được gấp 2 lần lượng hành khách trên các cabin tàu, đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật bản là Japan Rail đã tuyển dụng những nhân viên mặc đồng phục được gọi là “oshiya” hay còn gọi là “PUSHER” với mục đích duy nhất là đẩy, nhồi nhét được nhiều khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu.
Với số lượng khách đi tàu khổng lồ. Rõ ràng, những oshiya đóng vai trò hết sức quan trọng. Thậm chí, oshiya được coi là một nghề “căng thẳng” và “stress”.
Không chỉ đơn thuần là một công việc yêu cầu sức khỏe, các Oshiya cần rất nhiều kỹ năng và phải làm việc theo những nguyên tắc rõ ràng. Đầu tiên, các Oshiya cần phải đeo găng tay trắng để khách hàng có thể nhận biết được, tránh nguy cơ đụng chạm không cần thiết.
Thứ hai, khi thực hiện đẩy khách, phải đẩy bằng hai tay vì lực đẩy bằng hai tay sẽ cân bằng hơn và không khiến hành khách bị mất đà. Thứ ba, Oshiya cần phải tránh hết sức có thể việc động chạm và chỉ được chạm vào vai hoặc lưng.
Cuối cùng, hết sức đề phòng việc Oshiya bị đẩy luôn lên chuyến tàu do hành khác quá đông nên Oshiya cần phải giữ chân thật chắc trên mặt đất. Hơn thế nữa, khi chưa hoàn thành quá trình đẩy khách, các Oshiya phải liên tục hô lớn “Chúng tôi đang đẩy” để mọi người biết được và tàu chưa chuyển bánh.
Mọi người sẽ bị nhồi nhét vào cabin, dĩ nhiên với ngay cả hành khách điều này là rất không thoải mái và thậm chí cực kỳ khó chịu. Không ít những chuyến tàu chứng khiến cảnh cặp vợ chồng ngất xỉu vì nóng hoặc thiếu oxy. Nhưng, bù lại bạn may mắn là 10% số hành khách có mặt trên khoang còn các nhà ga cũng bớt đông đúc đi phần nào, hạn chế tình trạng móc túi, hoả hoạn hoặc tranh chấp…
Oshiya nhiều khi cũng giống như những nhân viên soát vé ở lượt đầu tiên trên tàu. Nếu ước chừng số lượng quá đông, các Oshiya sẽ ngăn không cho thêm hành khách bước lên.
Ngoài áp lực về công việc, các Oshiya còn phải chịu áp lực về tinh thần. Những người làm nghề này thậm chí bị hành khách “ghét ra mặt” bởi được xem như những kẻ “xô đẩy hành khách”. Báo chí thậm chí ví các “oshiya” là những nhân viên “đóng hộp cá mòi”.
Thậm chí, các Oshiya còn phải sống trong sợ hãi và lo sợ nếu bị hành khách quá tức giận, tìm cách trả thù sau đó.
Khi những “pusher” lần đầu tiên được đưa vào làm việc tại ga Shinjuku của Tokyo, họ được gọi là “nhân viên sắp xếp hành khách” và phần lớn là các sinh viên làm việc bán thời gian. Hiện nay, dù không còn những “pusher” chuyên dụng nhưng cứ đến giờ cao điểm, các nhân viên toàn thời gian và bán thời gian của cả nhà ga được huy động làm công việc này. Ngoài ra do tính chất công việc, tránh tình trạng quá căng thẳng nên các nhà ga thường bố trí để nhân viên của họ thực hiện công việc “đẩy người” trong 60 – 90 phút trong ngày và một tuần không quá 2 – 3 lần.
Khi các Oshiya lần đầu có ở ga Shinjuku, Tokyo, họ được gọi là “đội sắp xếp hành khách” và phần lớn là các học sinh sinh viên làm thêm giờ. Ngày nay, nhân viên ga và đội oshiya phải thay nhau làm trong giờ cao điểm.
Nghề Oshiya đã xuất hiện tại Nhật Bản từ những năm 1967 và mang lại mức thu nhập ổn định cho người làm. Mức thu nhập theo giờ của những Oshiya có thể thay đổi từ 15-20 USD/giờ – tương đương khoảng 2.000 JPY/giờ.
Chúc Di (t/h)