“Phóng viên Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) thật sự rất vất vả, bài báo đã phản ánh tình hình thực tế của cuộc vận động lần này, đã khiến cho người dân Hồng Kông và cả thế giới biết được sự thực”, ông Diệp, công dân Hồng Kông 74 tuổi cảm khái nói. “Tôi rất ủng hộ Đại Kỷ Nguyên, muốn bày tỏ tấm lòng này của mình tới Đại Kỷ Nguyên”.
Vào ngày 1/12, người dân Hồng Kông đã tổ chức “Đại diễu hành không quên nguyện ban đầu” tại Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui). Ông Diệp, 74 tuổi, người đã tham gia hoạt động này nói rằng, thái độ khó chịu của ông với Đại Kỷ Nguyên trước kia nay đã thay đổi.
Ông nhìn thấy phóng viên Đại Kỷ Nguyên ở tuyến đầu báo cáo về tình hình thực tế ở Hồng Kông, ông cho rằng Đại Kỷ Nguyên đang thực sự mang lại sự thật cho Hồng Kông và cả thế giới, để thế giới thấy được bộ mặt xấu xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Nói thật ban đầu tôi không tin vào Đại Kỷ Nguyên, tôi không thể chịu được khi nhìn thấy những tờ báo này trên đường phố”. Ông Diệp nói, “Thông qua cuộc vận động lần này, tôi đã thật sự hiểu được sự kiên trì của Đại Kỷ Nguyên trong suốt nhiều năm như vậy, [Đại Kỷ Nguyên] đã thức tỉnh rất nhiều người dân Hồng Kông. Tôi rất ủng hộ Đại Kỷ Nguyên… thông qua lần này, phần lớn người Hồng Kông đều sẽ tin Đại Kỷ Nguyên”.
Vào khoảng 3 giờ 30 phút chiều ngày 1/12, một số lượng lớn người dân đã tập trung tại Tháp Đồng hồ Tiêm Sa Chủy bắt đầu diễu hành, dọc theo đường Salisbury, qua Riviera Gardens đến Trung tâm thể thao Hung Hom. Do số lượng người diễu hành đông đảo, hàng ngũ chật chội, nhiều người đã đi ra đường quốc lộ, cảnh sát chống bạo động đã phun nước tiêu, bắn đạn hơi cay để giải tán người dân.
Ông Diệp nói, tình hình giằng co giữa người biểu tình và cảnh sát thường xảy ra, cảnh sát đã sử dụng bạo lực để xua đuổi, đánh đập cả phóng viên. Nhưng ông đã thấy được “Phóng viên Đại Kỷ Nguyên đều rất dũng cảm, không sợ đạn hơi cay, không sợ nước tiêu. Tôi rất cảm ơn phóng viên Đại Kỷ Nguyên”.
“Các bạn không chỉ phản ánh tình hình thực tế cho cả thế giới biết, trụ sở của các bạn tại Mỹ cũng đã khiến cho chính phủ Mỹ và các nghị viên biết rõ”. Ông nói, “Nếu không có những hình ảnh trực tiếp từ hiện trường của các bạn, mọi người sẽ không thể biết được. Cảm ơn các bạn rất nhiều!”.
Ông Diệp cho rằng, nhờ có sự cố gắng của các phóng viên, sự cố gắng của mọi người, người Hồng Kông đã thành công rồi. Nhưng người Hồng Kông phải đề phòng kẻo trở thành Tân Cương thứ hai, vậy nên các bạn phải đứng ra lên tiếng.
“Bởi vì [các bạn] đã đánh thức người dân Hồng Kông và cho cả thế giới”, ông nói thêm, “phơi bày bộ mặt xấu xa của ĐCSTQ ra trước ánh sáng và cho cả thế giới đều nhìn thấy”.
Ông Diệp còn nói, lúc trước ông không tin chuyện ĐCSTQ thu hoạch nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công, bởi vì cảm thấy “làm gì có chuyện tàn nhẫn như vậy?”. Nhưng bây giờ nhớ đến việc một số người đến Đại lục tìm kiếm nội tạng, “nhanh nhất là một tuần đã tìm thấy”. Chuyện tìm nội tạng rất khó, cần phải tương xứng…, thế mà lại có thể tìm thấy được nội tạng rất nhanh, nên ông tin rằng chuyện này là có thật.
Ông nói: “Hành động của ĐCSTQ không khác gì với bọn phát xít độc tài”.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên Hồng Kông do một nhóm các học viên Pháp Luân Công thành lập vào năm 2001. Những sự kiện tin tức lớn tại Hồng Kông từ dịch SARS bùng phát, sự kiện phản đối Điều luật 23, tới cuộc Cách mạng Ô dù, không sự kiện nào Đại Kỷ Nguyên Hồng Kông không tham dự, ngay cả cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ cũng không vắng mặt.
Chuyện ĐCSTQ “giết người theo nhu cầu”, thu hoạch nội tạng sống thì nhóm người đầu tiên lên tiếng là các học viên Pháp Luân Công. Suốt nhiều năm qua họ vẫn luôn thu thập chứng cứ, cung cấp chứng cứ và hỗ trợ các nhà điều tra độc lập trong việc phơi bày tội ác thu hoạch tạng. Mãi đến gần đây sau khi có phán quyết của Tòa án nhân dân tại London thì cộng đồng quốc tế mới thực sự hiểu mức độ nghiêm trọng của tội ác này.
David Ng., một người trẻ tham gia phong trào phản đối dự luật dẫn độ đã bày tỏ: “Đại Kỷ Nguyên là một trong số ít ỏi những hãng truyền thông có lương tâm từ chối bị ĐCSTQ mua chuộc, dụ dỗ và đe dọa. Từ khi cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ bắt đầu, Đại Kỷ Nguyên Hồng Kông vẫn kiên trì bám trụ tại tiền tuyến đưa tin về tình hình chân thực tại Hồng Kông. Phóng viên đội mũ bảo hộ báo cáo tình hình chân thực tại tuyến đầu, gần đây đã bị những người thân cộng đột kích, tinh thần chuyên nghiệp của họ chẳng thể hoài nghi”.
David Ng. còn nói: “Đại Kỷ Nguyên Hồng Kông đưa tin phỏng vấn trực tiếp, cộng thêm những bài viết và bức ảnh độc đáo, đã báo cáo những tin tức chân thực về Hồng Kông, đối kháng với dòng chảy ô nhiễm của truyền thông ĐCSTQ”.
Gần đây, sau sự kiện cảnh sát “tổng tấn công” đại học Trung Văn Hồng Kông, trong các tờ báo lớn chỉ có Apple Daily và Epoch Times đưa tin, còn lại đều viết theo tuyên truyền của ĐCSTQ. Cho nên 2 tờ báo này đã trở thành cái gai trong mắt chính quyền độc tài.
Sáng sớm ngày 19/11, giờ địa phương, bốn kẻ tấn công đeo mặt nạ, hai trong số chúng mang dùi cui, mang theo những thùng chứa chất lỏng dễ cháy vào nhà in của Epoch Times, ấn bản Hồng Kông. Sau khi đổ chất lỏng xuống sàn nhà, máy in và giấy, những người này đã châm lửa đốt. Vụ việc bị nghi ngờ là chiến thuật đe dọa mới nhất của ĐCSTQ nhằm ngăn cản Epoch Times đưa tin về các chủ đề thể nhạy cảm với chế độ Trung Quốc.
Minh Huy (Theo Epoch Times)