Ông Dương Trung Quốc: Ranh giới giữa Luật chống biểu tình và biểu tình rất mong manh

10/05/16, 10:18 Việt Nam

Mới đây, ông Dương Trung Quốc, một nhà sử học và là một đại biểu Quốc hội đã nói về “ranh giới mỏng manh” giữa quyền biểu tình và chống biểu tình.

Ông Dương Trung Quốc: Ranh giới giữa Luật chống biểu tình và biểu tình rất mong manh.1

Theo BBC, trong 1 buổi trả lời phóng vấn, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã có những chia sẽ quan các niệm của ông về vấn đề luật biểu tình và lập hội, ông nói:

Riêng những luật liên quan tới quyền tự do con người thì phải nói, nó có ngay trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 như quyền biểu tình, quyền lập hội, tự do ngôn luận…

Nhưng có thể nói sau này việc xây dựng luật pháp chỉ hướng tới cái quản lý thôi. Lẽ ra là luật về quyền tự do báo chí thì tư duy xây dựng luật pháp của Việt Nam vẫn là luật quản lý báo chí, tôn giáo tín ngưỡng cũng thế và biểu tình thì cũng vậy.

Cho nên tôi thấy đấy là lý do cho tất cả các bộ luật ấy, dù có đưa ra nhưng nó vẫn chưa định hình rõ ràng. Nó là quyền tự do hay là quyền quản lý?

Luật biểu tình thì phải nói là được đặt ra tương đối muộn và chúng ta thấy nhận thức về Luật Biểu tình rất khác nhau.

Dư luận xã hội thấy rất cần luật biểu tình. Thậm chí Chính phủ ủng hộ Luật Biểu tình, Thủ tướng cũng ủng hộ Luật Biểu tình, nhưng mà vẫn chưa cho ra được luật này.

Bởi vì nó chấp chới ở chỗ Luật Biểu tình và chống biểu tình là nó có ranh giới rất là mỏng manh. Cho nên đây là yếu tố mà cơ chế làm luật như hiện nay, do Chính phủ chỉnh thì phải nói là đôi khi thà không có luật còn hơn.

Đây là cảm nhận của tôi và phải nói là hàng loạt các luật quan trọng như luật về quyền tự do thì bây giờ vẫn theo cái nếp là xây dựng cái luật quản lý nhà nước, mặc dù sự quản lý của nhà nước là cần thiết bởi nó đảm bảo quyền tự do cho toàn bộ xã hội.

Tuy nhiên nó rất dễ rơi vào cái tình huống là luật chỉ đứng về phía lợi ích của nhà nước thôi.

Dương Trung Quốc (sinh năm 1947), quê Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, là một nhà sử học và đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII, XIII cho đơn vị tỉnh Đồng Nai. Là một trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Dương Trung Quốc nổi tiếng vì những phát biểu thẳng thắn của mình trong các kỳ họp quốc hội.

Ông cũng là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?