Để bày tỏ sự phản đối cảnh sát Hồng Kông khi chiếu đèn cường độ cao trực tiếp vào mắt phóng viên đang tác nghiệp và người dân trong các cuộc đụng độ, một nữ phóng viên trong buổi họp báo đã dùng đèn pin trong tay chiếu trực tiếp vào mắt của phát ngôn viên phía cảnh sát.
Từ khi phong trào biểu tình ở Hồng Kông diễn ra đến nay, cảnh sát Hồng Kông trong những cuộc đụng độ đã nhiều lần nhục mạ, xô đẩy, lạm bắt phóng viên, thậm chí là bắn người gây thương tích. Trong buổi họp báo của cảnh sát hôm 28/10, lần đầu tiên đại diện của Hiệp hội truyền thông báo chí Hồng Kông và Hiệp hội truyền thông nước ngoài phái trú tại Hồng Kông đã ngắt ngang lời phát biểu của cảnh sát, và dùng đèn pin chiếu vào viên chức cảnh sát cấp cao để mô tả lại tình huống phóng viên bị cảnh sát dùng ánh sáng cường độ cao chiếu vào.
Nữ phóng viên đã ngắt lời bài phát biểu của phía đại diện cảnh sát, cao giọng nói: “Phản đối nhân viên chấp pháp Hồng Kông xâm phạm tuyên ngôn tự do báo chí”.
Cô nói tiếp: “Mỗi lẫn người của các anh chiếu vào chúng tôi như thế, ánh sáng cường độ mạnh như thế mà chiếu vào khiến chúng tôi không thể nhìn được. Hôm nay phóng viên chúng tôi lại trở thành nạn nhân của cảnh sát bạo lực, vậy thì sự tự do báo chí sớm muộn cũng bị xâm phạm. Chúng tôi hy vọng dùng hành động lần này để tẩy chay buổi họp báo, đồng thời thể hiện sự phản kháng. Có được không các vị đồng nghiệp?”
Đáp lại lời người nữ phóng viên, các phóng viên dưới hội trường lập tức cầm đèn pin đồng thời chiếu trực tiếp vào mặt các quan chức cảnh sát. Có phóng viên hỏi lớn: “Các ngài không biết đã thấy đủ sáng chưa?”
Viên chức cảnh sát khi đó cũng cảm thấy khó chịu, không cách nào khác phải lấy tập ghi bài phát biểu để che sáng, đồng thời chỉ trích phóng viên: “Đây là hành vi trái pháp luật và thiếu văn minh”, “Vui lòng dùng phương thức biểu đạt ý kiến hợp lý”.
Thậm chí có quan chức cảnh sát cấp cao đã nổi giận, đập bàn quát lớn chỉ vào mặt phóng viên, tuyên bố dừng họp báo rồi rời đi, đồng thời tắt đèn hội trường.
Người nữ phóng viên sau đó lên trước đọc bài nói rõ quan điểm, và bị nhân viên mời ra khỏi hội trường, nhiều phóng viên khác bày tỏ sự bất mãn.
Nữ phóng viên bị cảnh sát chụp lại thẻ nhà báo
Cuộc họp báo sau đó đã được nối lại và bắt đầu phần hỏi đáp, các phóng viên chất vấn cảnh sát vì sao ngăn cản phóng viên đọc tuyên ngôn? Giám đốc phòng Quan hệ Công chúng thuộc Tổng Cục Cảnh sát Tạ Chấn Trung trả lời ông không tán thành việc làm gián đoạn người khác đang phát biểu, nếu phóng viên có ý kiến biểu đạt thì đợi đến phần hỏi đáp, có thể tìm cách thức phù hợp để phản ánh.
Ngoài ra, sau khi phát biểu ý kiến chỉ trích hành động của cảnh sát và bị mời ra khỏi hội trường, nữ phóng viên Amy trong buổi tiếp nhận phỏng vấn từ tờ Stand News đã tiết lộ, nhân viên phòng quan hệ công chúng của cảnh sát sau khi đuổi cô trong buổi họp báo đã chụp lại thẻ nhà báo của cô, rồi đính kèm tên và ảnh chụp của cô, ngay sau đó những hình ảnh này đã được lưu truyền ra ngoài, khiến cô bị thóa mạ là “kỹ nữ”, “đồ chơi trội”.
Amy cho biết, cô thay mặt cho hàng trăm nhà báo ở tuyến đầu, đặc biệt đến Wan Chai mua đèn pin có nhãn hiệu giống với loại đèn mà cảnh sát đang dùng, nhưng cường độ ánh sáng nhỏ hơn rất nhiều. Cô hy vọng có thể lấy đó minh họa cho việc cảnh sát đã dùng loại đèn pin cường độ mạnh hơn để chiếu vào phóng viên ở cự ly gần nhằm ngăn họ tác nghiệp.
Cô cũng nói thêm việc cô làm chủ yếu là gây sự chú ý của giới quan sát bên ngoài trước những hành động bạo lực của cảnh sát đối với phóng viên, chính cô từng chứng kiến việc cảnh sát phun nước cay, đạn hơi cay và đạn cao su vào phóng viên.
Amy hy vọng nhận được sự ủng hộ từ những người làm báo, đồng thời có nhiều người hơn nữa đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình: “Mọi người không cần cảm ơn tôi, chỉ mong là mọi người cố gắng để bước ra”.
Khải Hoàn (Theo Secretchina)