Trong tự nhiên, không chỉ có thỏ mới có khả năng đẻ “mắn” như vậy. Chuột, nếu có cơ hội phát triển thuận lợi, cũng sẽ có thể sản sinh rất nhiều.
Vào một mùa đông ấm, mùa xuân khô và mùa hạ sớm tại Friesland ở Hà Lan đã tạo đúng những điều kiện cần thiết cho loài gặm nhấm này sinh sôi nảy nở – khiến chúng trở thành một cơn dịch bệnh – làm cho các đồng ruộng xanh rờn trở nên cằn cỗi và không có sức sống. Thậm chí thiệt hại nặng tới nỗi có thể thấy được nhờ ảnh chụp từ vệ tinh Groen Monitor, được chạy bởi đại học Wageningen.
Chuột từng là một nỗi khiếp sợ trong quá khứ, nhưng bây giờ những người nông dân Hà Lan đã có những biện pháp để có thể đầy lùi được nó. Ở Hà Lan, thông thường có rất nhiều nước ở các con kênh không được dùng vào mục đích nào cả – và mực nước này cũng cao hơn đất ở đây, khiến cho lúc tháo sẽ để lại các vũng nước nhỏ. Các người nông dân sẽ bơm nước từ các con kênh này vào đồng, giết chết những con nhỏ mới đẻ. Nhưng đối với các con chuột trưởng thành, đây không phải là vấn đề – chúng hoàn toàn có thể bò ra khỏi lỗ và chạy nhanh tới mặt đất.
Tuy nhiên, sau khi thoát khỏi mực nước tăng đột ngột này, chuột còn phải tránh một kẻ thù ở trên cao – những con mòng biển phàm ăn. Khi ngôi nhà bị phá hoại và môi trường thì đầy rẫy những con chim khát máu như thế này, cơ hội sống hầu như là không thể.
Vì một vài lý do nào đó, không phải cánh đồng nào cũng được đưa nước vào cả – điều này tạo ra một sự tương phản rõ rệt giữa những khu vực xanh khỏe mạnh, nơi kiểm soát được chuột, và những cánh đồng nâu úa mà vẫn đang bị cơn “dịch bệnh” này hoành hành.