Tinh Hoa

Những nạn nhân chính sách “Năm một” của Trung Quốc “khẩn cầu” được về nhà

Việc Cục Hàng không Dân dụng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện chính sách “Năm một” trong thời kỳ dịch bệnh khiến rất nhiều công dân bị kẹt lại ở nước ngoài. Mới đây, người Trung Quốc tại nhiều quốc gia đã tập trung tại lãnh sự quán Trung Quốc địa phương để căng biểu ngữ “khẩn cầu” được về nhà.

Người Trung Quốc tập trung tại lãnh sự quán Trung Quốc địa phương để căng biểu ngữ “khẩn cầu” được về nhà. (Ảnh qua Epoch Times)

Theo một video được cung cấp bởi người biết chuyện cho thấy, mười mấy hoặc mấy chục người Trung Quốc ở lại Dubai, Jordan và Kuwait đeo khẩu trang đã cùng nhau căng tấm biểu ngữ có chữ màu vàng hoặc trắng trên nền đỏ. Các từ “khẩn cầu”, “tha thiết”“cầu xin” được viết trên băng rôn, yêu cầu ‘tổ quốc’ đồng ý cho họ trở về nhà.

Người Trung Quốc tại Qatar đi đến lãnh sự quán Trung Quốc địa phương căng tấm biểu ngữ với dòng chữ “Chúng tôi phải về nhà” bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Một cô gái trông như người tổ chức nhóm người hô lên: “Chúng tôi không có việc làm, không có tiền, không có nhà, không có nơi ở, tôi muốn về nhà!” Một cô gái khác hét lên: “Chúng tôi đã phải lang bạt trên đường phố rồi!”

Một người biết chuyện nói rằng, những chuyện này xảy ra vào cuối tháng 6, hiện tại những người này vẫn bị mắc kẹt tại chỗ. Họ cho rằng dùng cách “cầu xin” sẽ không bị coi là đứng về phía đối lập với “nhà nước”, vì vậy họ chọn làm như vậy, đồng thời, họ không dám tiếp nhận phỏng vấn từ truyền thông nước ngoài.

Những người biết chuyện còn tiết lộ, rằng ông đã từng tham gia nhóm WeChat của người Trung Quốc bị mắc kẹt ở Nga. Có người đã từng làm ầm lên đề nghị lên Đại sứ quán Trung Quốc ở Nga để xin trở về nước và kết quả là người đó nhanh chóng bị loại khỏi nhóm. Ông nói: “Những người trong nhóm còn có trưởng nhóm là người rất ủng hộ ĐCSTQ, vì vậy mặc dù có hàng trăm ngàn người Trung Quốc bị mắc kẹt ở Nga, nhưng không có gây ầm ỹ gì, hình như họ cũng không đi đến đại sứ quán để căng biểu ngữ”.

Chính sách “Năm một” của ĐCSTQ có nghĩa là một hãng hàng không chỉ có thể bay đến một điểm trong một quốc gia và chỉ có thể bay một lần một tuần (được thi hành từ ngày 29/3). Chính sách này đã khiến các chuyến bay quốc tế qua Trung Quốc giảm mạnh và giá vé máy bay tăng vọt, đồng thời khiến việc có được một vé cũng trở nên khó khăn hơn.

Trước đó, nhiều báo cáo cho thấy người Trung Quốc du học, thăm người thân, du lịch và làm việc ở hải ngoại rất khó trở về nước vì chính sách “Năm một” của ĐCSTQ.

Lương Phong (Theo Epoch Times)