Những lệch lạc của cuộc thi trắc nghiệm Toán

28/06/18, 11:19 Chưa phân loại

Đề thi trắc nghiệm chỉ kiểm tra được một phần nhỏ các kỹ năng trong một môn học, chứ không kiểm tra được toàn bộ nên dù thí sinh có điểm cao thì kiến thức cũng trở nên lệch lạc với lỗ hổng kiến thức cơ bản.

Kết quả hình ảnh cho tư duy sáng tạo
Thi trắc nghiệm toán có thể ảnh hưởng tới tư duy sáng tạo. (Ảnh: Internet)

Dưới đây là bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, người đoạt huy chương vàng toán học quốc tế (1985) tại Phần Lan khi mới 14 tuổi. Ông đang giảng dạy tại trường Đại học Toulouse, Pháp. Giáo sư đã chia sẻ vềnhận thức của mình với đề thi trắc nghiệm và về những bất thường của đề thi Toán trắc nghiệm THPT năm nay.

-***-

Đi kèm với sự tiện lợi là những hạn chế của kiểu thi trắc nghiệm mà thế giới người ta cũng biết đến từ lâu. Không phải vô cớ mà có những trường đại học elite của Mỹ, như là trường Chicago, gần đây đã tuyên bố không cần điểm SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa) trong việc xét nhập học. Đó là do những bài thi trắc nghiệm như SAT (mặc dù đề SAT được làm hợp lý hơn nhiều so với đề của Việt Nam) cũng có nguy cơ phản ánh một cách rất lệch lạc về trình độ của học sinh: những người làm được điểm SAT cao nhất chưa phải là những người giỏi nhất, mà chỉ là những người chăm luyện gỉai thi theo kiểu SAT nhất. Người ta muốn tuyển được những người giỏi thực sự, thì cần đánh gía bằng các yếu tố khác là chính, SAT chỉ là phụ.

Nói riêng về SAT, con gái tôi cũng có trải nghiệm cá nhân, vì cũng đã thi SAT cách đây hơn 2 năm khi sắp tốt nghiệp phổ thông để xin học ở Mỹ. Con gái tôi từ chối không chịu luyện thi giải bài trắc nghiệm theo mẹo mực nhanh như cái máy (là kiểu của SAT và của trắc nghiệm toán ở Việt Nam) mà muốn học một cách cơ bản và tự nhiên hơn. Kết qủa là vẫn được trên 2000 điểm SAT nhưng không được đến hai nghìn mấy trăm gì đó như là nếu qua lò luyện. Vì tôi đồng ý với quan điểm của nó là “luyện thi là trò vô bổ” nên tôi không hề khuyên nó luyện thi (một lý do khác là cũng thích nó học ở Pháp hơn là đi Mỹ, tuy nó thích đi đâu mà được đi thì cũng không cấm đoán gì), cũng không hề mông má hồ sơ của mình như là các “dịch vụ tư vấn du học” vẫn làm (vì nó có nguyên tắc đề cao trung thực), và cuối cùng nó chỉ được trong danh sách dự bị ở một trường (nó chỉ xin có vài trường và toàn là trường rất khó xin; lúc đó Chicago còn chưa tuyên bố không cần SAT) tuy về khả năng có lẽ nó chẳng kém gì bạn nào được nhận vào các trường đó. Bằng chứng là nó đã thi đỗ vào ENS ngành kinh tế của Pháp (là chỗ elite thuộc loại cạnh tranh cao nhất của Pháp, vì vào đó thì không những không mất tiền học mà còn được học bổng đút túi 1300Euros/tháng).

Bỏ qua vấn đề kỹ thuật (như là bấm bừa được điểm ăn may), thì một lý do chính là các đề thi trắc nghiệm thường chỉ kiểm tra được ‘một phần nhỏ’ các kỹ năng trong một môn học, chứ không kiểm tra được toàn bộ các kỹ năng. Nếu học sinh học chỉ cốt thi trắc nghiệm được điểm cao, thì sẽ là chỉ luyện một nhóm nhỏ các kỹ năng đó thôi, mà hoàn toàn bỏ qua các kỹ năng khác quan trọng hơn, và thế là trở nên lệch lạc, kiến thức cơ bản hổng trầm trọng dù điểm có cao ngất ngưởng.

Hình dung như thế này: một người học đánh đàn đúng kiểu là phải đánh ra được thành bản nhạc (ở mức “phổ thông” thì là đủ hay để nghe trong phạm vi gia đình, bạn bè). Nhưng nếu chỉ học để thuộc phím nào tên là gì, bộ ba nào nằm ở đâu, phải trả lời thật nhanh các câu đó thôi, mà không kiểm tra bản nhạc nào thật sự, thì có “đạt điểm tuyệt đối” khi kiểm tra các thứ đó vẫn không đánh được ra bản nhạc nào. Thuộc phím nhạc tất nhiên là cần thiết, nhưng còn xa mới đủ để thành bản nhạc. Thi trắc nghiệm bị tình trạng đúng như vậy: từng câu hỏi một thì có thể đều chứa kiến thức gì đó cần biết, nhưng toàn bộ các câu hỏi đó thì chỉ là một đống rời rạc tủn mủn không gắn kết lại thành được “bản nhạc” nào cả.

Học sinh thi toán theo kiểu trắc nghiệm có thể “đoán mò 1 trong 4 khả năng” rất nhanh nhưng có thể vẫn không hề hiểu ý nghĩa của các khái niệm trong câu hỏi phục vụ vào việc gì, không áp dụng cái “kiến thức đoán mò” đó được vào việc gì trong thực tế, khi mà ý nghĩa của các khái niệm, ứng dụng vào các vấn đề thực sự, qúa trình lý luận tự tìm ra lời giải cho vẫn đề (chứ không phải đoán mò trong số vài kết qủa có sẵn) hoàn toàn bị bỏ qua trong đề trắc nghiệm. Cũng vì thế, toán phổ thông cộng với thi trắc nghiệm trở thành thứ toàn hoàn toàn vô nghĩa, không dùng được vào việc gì hết. Bởi vì các vấn đề trong cuộc sống và trong khoa học đâu phải là vấn đề trắc nghiệm, đâu phải là vấn đề bấm máy casio.

Nhân dân kêu ca rất nhiều về việc toán phổ thông vô bổ, xa rời cuộc sống. Vấn đề không nằm ở chỗ bản thân các khái niệm toán học ở phổ thông khô khan vô bổ. Trái lại, chúng thực ra rất tự nhiên, sinh động và hữu ích, và trong thời đại 4.0 thì việc hiểu biết các khái niệm đó lại càng tạo lợi thế cho thế hệ trẻ. Chúng bị trở thành vô bổ, là do người ta dạy chúng một cách hình thức gíao điều, rồi thi cử cũng hình thức gíao điều (đặc biệt là trong thi trắc nghiệm, sự hình thức gíao điều lại càng lộ rõ), khiến cho học sinh không còn hấp thụ được bản chất của toán học, chỉ trở thành các máy gỉai trắc nghiệm thật nhanh. Mà như vậy tất nhiên sẽ không dùng được toán (vì có được học thật về bản chất đâu mà dùng). Đặc biệt là đề thi trắc nghiệm toán THPT ở Việt Nam lại càng thể hiện rõ sự gíao điều, yếu kém của bộ phận ra đề của Bộ giáo dục. Có lẽ cũng không đáng ngạc nhiên lắm, khi mà bản thân ông bộ trưởng cũng chỉ là một tay đạo văn gian manh, không có trình độ khoa học hay giáo dục thật sự.

Nói riêng về toán trắc nghiệm thi THPT năm 2018, thì ngoài những vấn đề chung như ở trên, nó còn có những “bất thường” khác. Thứ nhất là đề bài qúa dài. Từng câu một thì có thể không qúa khó, nhưng có nhiều câu cũng có thể xếp vào loại phức tạp cần nhiều thời gian để suy nghĩ (trừ khi điền bừa). Ví dụ như câu về tính thể tích lớn nhất của hình khối chữ nhật vuông khi biết tổng diện tích của bề mặt xung quanh và mặt đáy, và biết tỷ lệ giữa hai cạnh của đáy (câu 32 trong đề số 112). Một bài như vậy có thể là một bài tự luận hay, để gỉai cần viết ra hàm số có ràng buộc rồi tính cực trị có ràng buộc của hàm đó. Vấn đề phải gọi là không hiển nhiên chút nào. Có thể dùng phương pháp đưa về hàm 1 biến rồi tính đạo hàm theo biển đó, vv. Để gỉai cho đàng hoàng chắc riêng câu này cũng đã mất it nhất 10-15 phút với một học sinh có thể coi là nắm chắc về toán. Học sinh làm đề trắc nghiệm thì lấy đâu ra thời gian để gỉai những câu như thế này — tôi đoán là chính những người ra đề cũng chẳng gỉải được từng đó câu hỏi trong 90 phút, trừ khi trúng tủ, ra đề như vậy là để “hành nhau” thôi.

Bản thân chuyện ra đề qúa dài là đi ngược lại bản chất của toán học: toán học (có nghĩa) cần thời gian suy nghĩ logic để hiểu vấn đề cần gỉai quyết rồi tìm thuật toán gỉai quyết và kiểm tra cẩn thận, chứ không phải là học thuộc lòng những thứ gíao điều rồi bấm thật nhanh. Thời gian qúa ngắn so với đề thi khiến cho học sinh ‘làm bài như cái máy mà không có thời gian kiểm tra lại kết qủa cũng là phản gíao dục, khuyến khích sự làm liều khi ra ngoài đời.

Một ví dụ khác về sự lệch lạc là có những câu đề bài không rõ ràng, bắt học sinh nhớ các thứ một cách gíao điều. Ví dụ như câu: Tính limit của 1/(3n+5) hay đại loại như thế, mà không viết n tiến tới đâu. Bắt học sinh coi rằng nghiễm nhiên n phải là số tiến tới vô cùng là một sự cưỡng ép gíao điều. Người ta chống chế rằng sách gíao khoa viết như vậy, cả sách tây cũng viết vậy (?!). Kể cả khi có sách viết vậy, cũng không có nghĩa kiểu viết đó là chuẩn mực quốc tế. Kiểu viết đó chỉ chấp nhận được trong một khuôn khổ nhỏ, khi ở trước đó trong cùng tài liệu đã có ghi đại loại “ta quy ước rằng n ở đây tiến tới vô cùng”, chứ chẳng có tạp chí toán học nghiêm túc nào trên thế giới lại nghiêm nhiên quy ước như vậy.

Theo sputnikedu.com

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!