Sự có mặt của phố Tây phần nào cho thấy lượng du khách quốc tế đông đảo tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM…
|
Phố Tây ở Hà Nội: Nhắc đến con phố này tại Hà Nội, người ta nhớ ngay Tạ Hiện, một trong những con phố nổi tiếng của phố cổ. Khách đến Tạ Hiện đa phần là dân du lịch bụi đến từ nhiều nơi trên thế giới. Thú vui của các du khách tại đây là sau khi đi bộ khám phá phố cổ, tạt vào một quán bia ven đường, vừa uống bia, vừa ngắm người qua lại. Ảnh: Trover. |
|
Phố Tây ở Đà Nẵng là cách gọi của người dân và du khách dành cho hai đường Bạch Đằng – Thái Phiên. Đây là địa chỉ ăn uống, vui chơi, dừng chân quen thuộc của du khách bụi, điểm đến của người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Đà Nẵng vào các ngày lễ lớn của phương Tây. Ảnh: Indanang. |
|
Phố Tây ở Huế nằm phía bờ nam sông Hương. Không ai nhớ tên gọi có từ lúc nào, chỉ biết từ rất lâu. Thời điểm đông vui nhất của nơi đây là khi mà đêm buông xuống. Từng nhóm du khách nước ngoài rảo bước quanh các cửa hàng lưu niệm, các quán ăn sau một ngày lang thang khám phá các di tích. Ảnh: Vietnammuslimtours. |
|
Phố Tây ở Nha Trang trải dài theo các con đường Hùng Vương, Trần Phú, Biệt Thự, Trần Quang Khải, Nguyễn Thiện Thuật. Đây là nơi tập trung du khách đến đặt phòng để khám phá thành phố của những bãi biển, vịnh, đảo tuyệt đẹp. Ảnh: Free-stock-illustration. |
|
Phố Tây ở Phan Thiết nằm trong khu Hàm Tiến. Nếu đến Phan Thiết vào mùa cao điểm du lịch, bạn sẽ choáng ngợp trước những bảng hiệu với nhiều loại ngôn ngữ như Anh, Pháp, Nga, Nhật. Ảnh: Suggestkeyword. |
|
Phố Tây ở Đà Lạt là con đường Trương Công Định vừa cong, vừa dốc và ngắn. Điều thú vị là trên đoạn đường này, bạn tuyệt nhiên không thấy bất kỳ người bán hàng rong nào đeo bám du khách. Ảnh: Dulichdalat. |
|
Phố Tây ở Sài Gòn: Nằm ở trung tâm quận 1, ba con phố Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão và Đề Thám được xem là phố Tây. Đến đây bạn sẽ được cảm nhận không khí ồn ào náo nhiệt của khu phố du lịch đông đúc bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Justgola. |
Linh San
|
Theo Zing