Những gánh hàng rong ế ẩm mùa dịch: “Tháng này không biết đủ trả tiền nhà không?”

24/08/20, 12:02 Cuộc sống

Dịch virus Vũ Hán khiến cho không ít các cơ sở kinh doanh gặp khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng chẳng cái khổ nào bằng những gánh hàng rong, nguồn thu nhập chính và là hy vọng duy nhất cho những người nghèo khổ…

Những gánh hàng rong ế ẩm mùa dịch. (Ảnh minh họa: Wang Vu)

Trong đợt giãn cách xã hội lần thứ nhất, không ít bà con mất đi nguồn thu nhập từ công việc ‘buôn gánh bán bưng’, do các khu du lịch, cửa hàng, trường học… đóng cửa, đã vậy thêm đợt dịch lần 2 này, lại càng khiến đời sống người dân chao đảo hơn hẳn.

Nhiều gánh hàng rong thay vì chỉ cần ngồi một chỗ vẫn tấp nập người đến mua như trước, thì nay phải đẩy hàng đi khắp nơi mới có lai rai khách, mà tiền thu về cũng chẳng được bao nhiêu.

Có gánh hàng dù lang thang cả buổi cũng chẳng bán được món nào, nhất là những người bán hoa tươi, đợi đến tối chẳng ai mua thì chỉ có vứt, lời không thấy chỉ thấy nhọc sức mà còn lỗ.

Hà Nội lạnh tanh bóng người, nhiều gánh hàng rong rầu rĩ

Tại Hà Nội, đặc biệt những khu vực đông đúc khách du lịch như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Phố Cổ….. lúc nào cũng tấp nập du khách, các gánh hàng rong buôn bán nhộn nhịp với dày đặc mặt hàng nào trái cây, bò bía, tàu hũ, kẹo bông, đến hàng đồ chơi cho con nít, đồ lưu niệm… Có thể nói đây cũng là nơi mưu sinh chủ yếu của những người bán hàng rong. Thế nhưng kể từ khi dịch, nơi này đã không còn khách qua lại nhiều như trước nữa.

Chị Lê Thị Huế (Hưng Yên) trả lời với phóng viên báo Dân Trí: “Tôi đã lên Hồ Gươm bán hàng được 5 năm nay, tất cả tiền ăn học cho con ở quê và trang trải cuộc sống đều dựa vào gánh hàng này. Buồn lắm em ạ, từ khi dịch bùng phát trở lại, việc bán hàng gặp nhiều khó khăn có ngày bán còn lỗ vốn. Đợt này tiếp tục dừng các hoạt động trên phố, chắc tôi sẽ lại phải về quê một thời gian. Cứ cố bám trụ lại thì sợ còn không đủ tiền ăn”.

Chị Lê Thị Huế ( Hưng Yên) chia sẻ:Buồn lắm em ạ, từ khi dịch bùng phát trở lại, việc bán hàng gặp nhiều khó khăn…”. (Ảnh: Dân Trí)

Theo báo Tuổi Trẻ, anh Thanh bán dừa xiêm dạo tại Hà Nội rầu rĩ tâm sự: “Từ sáng, tôi kéo xe dừa từ nhà đi qua Phan Đình Giót, lên Bạch Mai vì đầu giờ sáng người ta hay mua nước dừa cho bà bầu, cái này uống tốt lắm. Tầm trưa vòng qua chợ Kim Liên vì nhiều người mua, đi quanh quanh rồi vòng lại Bạch Mai bán đến 1h, 2h là hết. 

Nhiều hôm khách quen mua hết cả xe, về còn đẩy xe nữa. Nhưng giờ tầm này (12h trưa) vẫn còn nửa xe, mà mưa gió thế này chắc phải bán tới tối”. 

Lai rai cũng thấy vài chiếc xe đẩy hàng trái cây, rau củ, khuôn mặt ai cũng đăm chiêu buồn bã vì đi cả nửa ngày mà hàng vẫn chẳng vơi bao nhiêu. 

“Trước đây, tầm 2h-3h chiều đã bán được gần nữa, nhưng giờ đến chiều vẫn chưa bán được đồng lãi nào. Với thời tiết nắng mưa thất thường của Hà Nội, thúng hoa quả sau 1, 2 ngày phải đổ bỏ vì thối, không bán được” – một người bán ổi chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Cô Nguyễn Thị Hoa, quê ở Sơn Dương, Vĩnh Phúc, gánh rau mỗi ngày rong ruổi khắp các con phố Hà Nội. (Ảnh: Dân Trí)

Sài gòn nhiều người hàng rong nghèo, đơn chiếc phải tạm ngưng bán vì không trụ nổi

Cũng chẳng khá hơn là bao, Sài Gòn tại nhiều khu vực sầm uất xưa nay, hiện cũng trở nên vắng tanh vắng lạnh. Đặc biệt, ở các phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm, hay Công viên Bách Tùng Diệp (quận 1), hầu hết các chủ hàng rong đều có hoàn cảnh nghèo khó, đơn chiếc.

Bà Lê Thị Lan (62 tuổi) sống độc thân trong chung cư cũ trên đường Pasteur (quận 1) chia sẻ với Tiên Phong: “Buôn bán không được bao nhiêu, những ngày qua, khách đến ăn bánh canh giảm đi rất nhiều”.

Bà Lê Thị Lan (62 tuổi) sống độc thân trong chung cư cũ trên đường Pasteur. (Ảnh: Tiên Phong)

Cô Ba (70 tuổi) sống độc thân trong căn nhà thuê ở đường Nguyễn Trung Ngạn (quận 1) cũng tỏ ra lo lắng kể lại, mấy quầy hàng rong này bỏ trống, không rõ họ bận việc hay buôn bán ế ẩm mà tạm nghỉ.

Theo Tuổi Trẻ, bà Lê Thị Ngọc (60 tuổi) cứ 4 giờ sáng là có mặt bên gánh hàng rong ngồi ở góc đường gần hồ Con Rùa. Bà bán mấy món ăn vặt như bánh bông lan, tai heo, cóc, ổi, xoài, bánh tráng trộn cho học sinh. 

“Học trò năm nay có tới trường mấy đâu. Nghỉ dịch từ tết tới tận tháng 5. Đi học chưa bao lâu lại nghỉ hè. Tôi bán đây mấy chục năm rồi nuôi mẹ già với đứa con đang học đại học. Dịch bệnh thất thu nhiều lắm, chắc phải 80%… Tháng này bán còn không biết đủ trả tiền nhà không đây. Nhà nhiều người ở chung, trên gác, dưới trệt tổng cộng chừng 30 người, vậy chứ một tháng cũng tốn 1 triệu tiền ở rồi. Ăn uống thì lay lắt qua bữa”, bà Ngọc kể mà như sắp khóc. 

Không chỉ những đô thị lớn như Hà Nội hay TP. HCM, nhiều những nơi khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Theo Thanh Niên, bà Trần Thị Thanh Nhàn (55 tuổi, tạm trú tại Q.Ninh Kiều) thở dài: “Tháng này không biết đủ tiền trả tiền nhà không, buôn bán thời Covid-19 khó khăn trăm bề. Trái cây mà ế sau 1, 2 ngày phải đổ bỏ vì hư thối, không bán được là lỗ tới xương”.

(Ảnh: enternews)

Cùng cảnh ngộ, chị Trần Thị Bé Ba (35 tuổi) bán bắp dạo tại chợ Xuân Khánh (TP.Cần Thơ) than vãn: “Dạo này hàng ế lắm, ngày trước bán cũng đủ chạy cơm hàng ngày, nhưng giờ người ta sợ dịch bệnh nên nhiều người chuyển hướng đi siêu thị, đi cửa hàng tiện lợi nhiều nên buôn bán cũng ế ẩm hơn trước”.

Chị Trần Thị Nguyệt (35 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) bán cà phê dạo ở các con đường khu vực quận Liên Chiểu và cảng cá Thọ Quang. Mỗi ngày thu nhập khoảng 80.000 đồng, nhưng chị phải nuôi chồng bị teo cơ và hai con nhỏ. Vậy mà giờ dịch chẳng ai mua, không biết chị làm gì ra tiền để nuôi gia đình, khó khăn là chồng chất khó khăn.

Xe chở bắp ế vì chẳng ai mua. (Ảnh: Thanh Niên

Không chỉ vậy còn hàng tá những câu chuyện khác mà càng nghe càng thêm buồn. Có những người chẳng còn con đường khác cho họ chọn lựa , xảy ra một trận dịch, những người nghèo khổ cũng điêu đứng theo, bình thường đã khổ rồi, nay còn khổ hơn nữa. Cũng phải, họ còn gì đâu trong đời ngoài những gánh hàng rong nuôi gia đình, và nuôi chính bản thân mình nữa. Quan sát những gương mặt mệt mỏi, buồn bã ấy đang thơ thẩn lang thang giữa cái nắng gay gắt, hay giữa trời mưa lạnh lẽo, hỏi ai mà không thấy nao lòng cho được.

Chúc Di (T/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!