Là một trong các thiết bị không thể thiếu trong công sở, thế nhưng đằng sau tính năng in ấn, sao chép tài liệu, ít ai biết rằng máy in đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với những cải tiến về hình dáng lẫn công nghệ.
Sự ra đời của máy in
Năm 1938 ý tưởng về chiếc máy in được “ấp ủ” bởi anh chàng sinh viên Chester Carlson. Nhưng phải đến năm 1969 thì máy in laser EARS đầu tiên sử dụng công nghệ laser sơ khai mới được sản xuất.
Ông Chester Carlson đang thử nghiệm và lắp ráp chiếc máy in laser
Về cơ bản, những chiếc máy in laser này cũng có cơ chế hoạt động tương tự như những máy photocopy trước đó, nhưng điểm cải tiến ở đây là việc sử dụng những chùm tia laser để quét qua văn bản gốc, do đó rút ngắn được thời gian và tăng công suất cho máy in.
Với những văn bản đen trắng, những chiếc máy in laser có thể cho ra 200 bản photo trong vòng chưa đầy 1 phút. Và tốc độ này với những bản in màu là 100 bản/phút — vẫn là một tốc độ cực kỳ lý tưởng.
Đầu thập niên 80, các nhà sản xuất như Canon, HP, Epson, Lexmark bắt đầu cuộc chiến in ấn cạnh tranh để cho ra đời các dòng sản phẩm máy in sử dụng công nghệ laser tương tự
Cũng trong thời điểm này, chiếc máy in phun đầu tiên được xuất xưởng, và mãi đến năm 1988 mới được sử dụng rộng rãi trong gia đình lẫn doanh nghiệp với giá thành bằng 1/3 giá thành máy in laser cùng thời điểm.
Đúng với tên gọi của mình, máy in phun hoạt động bằng cách “phun” những giọt mực lên giấy nền để tạo ra những hình ảnh mong muốn với màu sắc rực rỡ nhất mà chúng ta muốn có trên bản in.
Từ đó đến nay, máy in laser và máy in phun không ngừng được cải tiến từ kiểu dáng, chất lượng lẫn công nghệ nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu.
Máy in ngày nay và những công nghệ mới
Đến nay, máy in không còn đơn thuần chỉ làm việc in ấn tài liệu như lúc mới “chào đời” mà đã tích hợp nhiều chức năng hơn đi kèm với giá thành vô cùng hợp lý. Điển hình như dòng máy in PIXMA của thương hiệu Canon, được trang bị công nghệ kết nối không dây (Wi-fi) nên giúp việc in ấn của người dùng tiện lợi hơn rất nhiều cùng thao tác nhanh chóng, đơn giản.
Công nghệ kết nối không dây của máy in PIXMA có thể kết hợp với ứng dụng Canon PIXMA Printing Solutions trên thiết bị di động. Người dùng thậm chí còn có thể in hoặc scan tài liệu và ảnh trực tiếp từ iPhone, iPad hay bất kỳ thiết bị Android nào thông qua mạng không dây sẵn có.
Việc kết nối và sử dụng cực kỳ đơn giản, chỉ với 3 bước “Kết nối – Chọn ảnh/tài liệu – In” là bạn đã có thể tự cho ra đời các sản phẩm mà mình mong muốn.
Bên cạnh tính năng Wifi, hãng cũng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện các tính năng sẵn có của một chiếc máy in như tốc độ in, khả năng tiết kiệm mực, công nghệ hạt mực in, khay giấy in 2 mặt, …
Theo Tinhte