Loài rệp đâm chết con cái để thụ tinh, đây là cách thụ tinh đau đớn và “dã man” nhất.
Cá ngựa đực làm mẹ Cá ngực là loài cực kỳ chung thủy với chế độ “một vợ một chồng”, “sống trọn đời trọn kiếp” với “người tình” và duy trì nòi giống nghiêm ngặt. Đặc biệt, cá ngựa đực kiêm luôn cả chức năng sinh nở và nuôi dạy con của giống cái.
Cá Anglerfish: Ôm bạn tình đến chết Thay vì tìm kiếm một cô nàng nào đó trong biển sâu mênh mông, con đực của loài cá anglerfish biến thành một gã ký sinh vĩnh viễn. Khi còn nhỏ, nó bơi tự do, và bám chặt vào bất cứ con cái nào đi qua bằng bộ răng sắc nhọn, rồi dần dần hòa cơ thể mình vào con cái, nối vào da, tĩnh mạch của con cái và tiêu biến mắt cũng như các nội quan, trừ tinh hoàn. Đặc biệt, một con cái có thể mang theo đến 6 con đực trên mình hoặc nhiều hơn.
Thằn lằn trinh nữ: Sinh nở không cần con đực Loài thằn lằn trinh nữ Whiptail (chi Cnemidophorus) có thể tự nhân bản chính mình để duy trì nòi giống mà không cần đến giống đực. Thằn lằn trinh nữ chỉ có duy nhất giống cái và sinh sản bằng phương pháp thụ thai đơn tính (trứng không cần qua thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới).
Rệp: Đâm chết con cái để thụ tinh Đây là cách thụ tinh đau đớn và “dã man” của loài rệp, theo đó rệp đực trực tiếp dùng bộ phận sinh dục đâm xuyên qua rệp cái và bắt đầu thụ tinh.
Vẹt đầu trắng: Hôn bằng cách nôn mửa Vẹt đực dùng mỏ mổ lên mỏ vẹt cái và bắt đầu nôn mửa trực tiếp lên mỏ của vẹt cái và nhận được sự đồng thuận của cô nàng bởi đây là cách thể hiện tình yêu của loài vẹt đầu trắng.
Rắn Garter: Giao phối tập thể Hàng trăm con rắn Garter quấn quýt thành một khối tròn và tạo ra càng nhiều cơ hội giao phối càng tốt. Con đực có đến hai bộ phận sinh dục, chúng sẽ dùng dương vật ở vị trí tốt nhất để giao phối với rắn cái nằm giữa vòng vây.
Ong mật: Dương vật nổ tung sau giao phối Trước khi giao phối, ong chúa tiêu diệt hết tất cả chị em để không bị cạnh tranh. Ong chúa chiến thắng sẽ giao phối với một chục ong đực. Tuy nhiên, ong đực sẽ chết khi dương vật của chúng nổ tung trong lúc vẫn ở trong cơ thể ong chúa. Tinh trùng được ong đực phóng ra sẽ được ong chúa sử dụng trong suốt cuộc đời để đẻ ra 1.500 trứng mỗi ngày trong suốt 3 năm trời.
Ốc sên: “Phóng tên tình yêu” Bộ phận sinh dục của ốc sên được giấu đằng sau cuống mắt. Ốc sên không thực sự có dương vật, chúng thực hiện cách phóng những “phi tiêu tình yêu” vào nhau. Những phi tiêu tình yêu này có thể khá nguy hiểm, và một số nạn nhân đã bị bắn vào mắt và não. Tuy nhiên, nạn nhân vẫn sống sót, dù phải mang theo chiếc phi tiêu trong một thời gian.
Bọ cạp: Tình yêu thô bạo Bọ cạp đực giữ lấy các chân kìm sờ của con cái rồi bắt đầu một điệu nhảy, dẫn dắt con cái tìm nơi để đặt túi bào tinh của nó. Khi tìm được nơi thích hợp, bọ cạp đực đặt túi bào tinh và hướng dẫn con cái đưa túi bào tinh vào trong nắp sinh dục của mình, bào tinh sẽ vỡ ra đưa tinh trùng vào người con cái. Giao cấu xong, chúng sẽ tách nhau ra, con đực sẽ rút lui thật nhanh nếu không muốn bị bạn tình ăn sống.
Ốc sên chuối tiêu: Chọn bạn tình “môn đăng hộ đối” Chúng có tên khoa học Dolichophallus nghĩa là dương vật dài vì loài đực có bộ phận sinh dục “khủng” dài từ 15 – 20cm, tương đương chiều dài cơ thể. Dương vật của con sên lớn hơn thường bị mắc kẹt bên trong bạn tình. Với những bạn tình không đủ kiên nhẫn có thể khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn khi chúng cắn đối tác để sớm được giải thoát.
Nhím: Dùng nước tiểu tắm trước khi “mây mưa” Trước khi giao phối, nhím đực sẽ đứng bằng 2 chân sau và phun nước tiểu lên cơ thể nhím cái khiến nó ướt sũng. Nếu đồng ý, nhím cái sẽ uốn cong đuôi lên để ra dấu hiệu làm “chuyện ấy”. Nếu nó kêu lên và rũ hết nước tiểu trên người, điều này đồng nghĩa với việc nhím đực phải đợi đến năm sau. Mỗi cuộc “mây mưa” chỉ kéo dài trong khoảng 1 phút.
|
Theo Dân Việt