Những ngôi sao như Triệu Vy, Dương Mịch đều đã lên tiếng phản đối việc tiêu thụ thịt chó như thức ăn.
Từ xưa tới nay, thịt chó được người dân tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… coi là món ăn khoái khẩu trong đời sống thường ngày. Theo thời gian, cùng với sự phát triển xã hội, nhất nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng kêu gọi xóa sổ hành động này bởi theo họ, chó là loài vật thông minh, trung thành với con người nên chúng không đáng bị biến thành thức ăn. Thịt chó được người dân tại một số quốc gia châu Á coi là món ăn khoái khẩu. Rất nhiều chiến dịch, hành động được tổ chức nhằm lên án việc ăn thịt chó đã ra đời, thu hút sự hưởng ứng của rất đông các thành phần trong xã hội thời gian gần đây, phần nào đã cải thiện ý thức của một bộ phận dân chúng về vấn đề này. Trung Quốc Ngày 21.6 hàng năm được chọn là ngày ăn thịt chó ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Từng có thời điểm, ngày lễ này vấp phải sự phản đối gay gắt của những người yêu chó, trong đó có nhiều ngôi sao nổi tiếng của Trung Quốc như Dương Mịch, Triệu Vy, Phùng Thiệu Phong, Trần Học Đông… “Tiểu hoa đán” Dương Mịch là ngôi sao đầu tiên lên tiếng về việc này: “Sự trung thành của loài chó vượt quá cả sức tưởng tượng của tôi. Tôi coi những chú chó như những người bạn của mình. Tôi không bao giờ ăn thịt chó, cũng phản đối việc coi thịt chó là một loại thức ăn. Vì vậy, tôi kịch liệt phản đối ngày lễ ăn thịt chó để chào đón mùa hè ở thành phố Ngọc Lâm, Quảng Tây. Tôi kêu gọi loại bỏ mọi ngày lễ liên quan đến việc ăn thịt chó. Một mình tôi sức lực có hạn nên hi vọng mọi người cùng chung tay ủng hộ.” Dương Mịch là ngôi sao đầu tiên lên tiếng về việc này. Nam diễn viên Trần Học Đông thì cực lực hô hào: “Có người coi chó như bạn tri kỷ, người lại coi chúng như nơi để gửi gắm tình cảm. Đối với họ, ngày ăn thịt chó chẳng khác nào lễ tang của chính mình. Tôi phản đối việc buôn bán thịt chó, yêu cầu từ bỏ ngày lễ ăn thịt chó 21/6″. Mỹ nam “Cổ kiếm kỳ đàm” Phùng Thiệu Phong cũng tích cực tham gia làn sóng phản đối này khi chia sẻ bức hình chụp cùng một chú chó Husky và viết: “Tôi phản đối ngày lễ ăn thịt chó.” Triệu Vy cũng là nghệ sĩ phản đối gay gắt việc ăn thịt chó. Khác với những ngôi sao ở trên, én nhỏ Triệu Vy lại có cách kêu gọi khá nhẹ nhàng trên trang cá nhân: “Hãy đối xử tốt với người bạn thân thiết của chúng ta.” Không lâu sau đó, truyền thông nước này cũng vào cuộc với chiến dịch dán gần 300 poster ở nhà ga, xe lửa, bến xe, thang máy trong các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu với nội dung kêu gọi không ăn thịt chó. Những poster kêu gọi không ăn thịt chó được dán ở nhiều nơi tại Trung Quốc. Những hành động trên tuy vẫn chưa quy mô và có tính liên kết, nhưng đã đem lại tác dụng và gây ảnh hưởng tới cộng đồng xã hội. Theo CNN, đứng trước sức ép từ dư luận, chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc cấm tiêu thụ thịt chó. Tại Thái Lan Đất nước Thái Lan vốn không có truyền thống về ăn thịt chó. Tuy nhiên, nạn buôn bán chó lậu tại đây qua các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc đã trở thành một vấn nạn nghiệm trọng. Đầu năm 2014, một tổ chức phi lợi nhuận của Thái Lan có tên UniDog đã phát động chiến dịch “Beg for life” (Cầu xin sự sống) để phản đối hiện tượng trên. Hình ảnh đầy ám ảnh trong chiến dịch kêu gọi không ăn thịt chó tại Thái Lan. Thông qua hình ảnh những chú chó mắt tròn xoe, đáng thương, đeo chiếc bát quanh cổ đang cầu xin người chủ của mình, UniDog muốn gửi tới tất cả chúng ta thông điệp “I’m begging for life, not food” (Tôi cầu xin sự sống, chứ không xin con người thức ăn). “Tôi cầu xin sự sống, chứ không xin con người thức ăn”. Hàn Quốc Giống như Trung Quốc và Việt Nam, Hàn Quốc cũng được xem là thiên đường của các “tín đồ” thịt chó. Theo Hiệp hội bảo vệ động vật thế giới WSPA, ước tính mỗi năm có khoảng 5 triệu con chó bị giết thịt để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân nước này. Đặc biệt, người Hàn rất ưa thích thịt chó vì họ tin loại thức ăn này giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể trong những ngày mùa hè nóng bức. Đó là lý do mà mùa hè ở đất nước này còn được biết tới là mùa thịt chó. Nhiều bạn trẻ đã xuống đường và chui vào các lồng sắt để thế chỗ cho những chú chó đáng thương. Để ngăn chặn hành vi độc ác này, nhiều chiến dịch kêu gọi không ăn thịt chó cũng đang được lập ra ở Hàn Quốc. Tiêu biểu trong đó là cuộc biểu tình “Chó là bạn, không phải thức ăn” diễn và vào năm 2013 tại thủ đô Seoul. Những hình ảnh này ngay lập tức khiến những người đang hàng ngày tiêu thụ thịt chó phải suy ngẫm. Nhiều bạn trẻ đã xuống đường và chui vào các lồng sắt để thế chỗ cho những chú chó đáng thương. Hình ảnh này ngay lập tức khiến những người đang hàng ngày tiêu thụ thịt chó phải suy ngẫm. Việt Nam Mới đây nhất, Chiến dịch “Về đi Vàng ơi” được khởi động vào ngày 14.4 do Liên Minh bảo vệ chó châu Á (gọi tắt là ACPA: gồm tổ chức động vật Châu Á, tổ chức Thay đổi vì động vật, tổ chức Nhân đạo quốc tế và tổ chức Soi Dog) thực hiện đã thu hút được nhiều sự chú ý từ truyền thông và dư luận. “Về đi Vàng ơi” được thực hiện với mục đích nâng cao sự đồng cảm đối với loài chó và kêu gọi chấm dứt nạn trộm cắp chó cũng như buôn lậu, giết mổ và tiêu thụ thịt chó ở Việt Nam. Clip tuyên truyền của chiến dịch với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Rất nhiều những nghệ sĩ nổi tiếng như: Quốc Trung, Charlie Nguyễn, Trần Ly Ly, Thu Minh, Uyên Linh, Hà Lê, Chipu, Gil Lê, Quang Đăng, Trương Thị May, Trang Pháp, Trúc Nhân, Đông Hùng, Trung Quân và Suboi,… đã tham gia hỗ trợ chiến dịch quy mô này bằng cách xuất hiện trong một clip tuyền truyền. Chương trình dự kiến vận động hơn một triệu chữ ký trên website Baovecho.org, để trình lên Chính phủ kêu gọi ban hành quy định về phúc lợi động vật, nhất là với loài chó. Hiện đã có hơn 15.000 chữ ký và vẫn tiếp tục tăng nhanh. Chương trình dự kiến vận động hơn một triệu chữ ký trên website Baovecho.org. Dù vẫn đang nhận được không ít ý kiến trái chiều nhưng nhiều người hy vọng sau chiến dịch đầy ý nghĩa này, tình trạng bắt trộm và ngược đãi loài chó tại Việt Nam sẽ giảm bớt phần nào nhờ sự chung tay góp sức của các bạn trẻ. |
Theo Dân Việt