Tờ Daily Mail của Anh mới đây đã công bố những bức hình hiếm hoi khi hai nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng năm 1969. Đây là lần đầu tiên con người đặt chân lên một hành tinh xa xôi.
Bắt đầu từ lúc Tổng thống Kennedy đặt mục tiêu cho Mỹ phải đưa được con người lên Mặt trăng, người dân khắp đất nước đã “nín thở” theo dõi chương trình không gian của họ tiến tới đích. Và ngày 16/7/1969, Neil A. Armstrong bắt đầu đặt “một bước nhỏ” lên Mặt trăng.
Phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đã bước chân lên Mặt trăng và nói câu kinh điển: “Đây là bước đi nhỏ của một người nhưng là bước nhảy dài của cả nhân loại”.
Buzz Aldrin, cựu sĩ quan Không lực Hoa Kỳ, người thứ hai đặt chân lên Mặt trăng. Ông và Neil Armstrong đã dành ra 21,5 tiếng để thám hiểm bề mặt cằn cỗi này. Sứ mệnh này còn bao gồm phi hành gia Michael Collins đang điều khiển module Columbia trên quỹ đạo Mặt Trăng.
Khi chỉ huy sứ mệnh Amrstrong hỏi Buzz Aldrin rằng: “Không phải cảnh tượng kì vĩ quá sao?“, ông Aldrin đã trả lời rằng “Một sự hoang tàn đến kì vĩ“.
Chỉ huy Neil Amrstrong, người đàn ông đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt trăng. Trước sự kiện lịch sử này 3 năm, ông đã thực hiện chuyến bay vào vũ trụ đầu tên trên con tàu Gemini 8, một sứ mệnh khiến ông trở thành phi hành gia không thuộc quân đội đầu tên bay lên vũ trụ.
Con tàu Apollo 11 cao 110 mét được phóng từ Khu phóng Phức hợp 39 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào ngày 16/4. Bốn ngày sau, module Mặt trăng có tên Eagle đã hạ cánh xuống vệ tinh khổng lồ của Mặt trăng.
Chuyến bay có 3 phi hành gia nhưng người còn lại là Michael Collins không đặt chân lên Mặt trăng vì đang bận điều khiển khoang chỉ huy Columbia.
Sự kiện được phát sóng toàn thế giới này đã chính thức kết thúc cuộc đua lên vũ trụ giữa Mỹ và Nga lúc ấy.