Đạo luật Các loài nguy cấp vô cùng thành công trong việc bảo vệ và phục hồi động – thực vật, tuy nhiên sự chậm trễ và quan liêu đã khiến nhiều loài vật tuyệt chủng trước khi chúng được liệt vào danh sách nguy cấp để nhận được sự bảo vệ.
Năm 1973, người ta nhận ra rằng nhiều loài vật sẽ biến mất nếu họ không làm gì đó để bảo vệ chúng. Vì vậy, họ đã thông qua Đạo luật Các loài nguy cấp.
Theo đó, “Mỹ với tư cách là một nước có chủ quyền trong cộng đồng quốc tế đã cam kết bảo tồn các loài cá hoặc động vật hoang dã và thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng”.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới mang tính đột phá cho thấy rằng, quá trình giúp các loài vật đang vướng phải sự chậm trễ và quan liêu, khiến chính xác 42 loài động – thực vật bị đe dọa đang thực sự tuyệt chủng trong khi chờ được liệt vào danh sách nguy cơ tuyệt chủng.
Loài cú méo ở quần đảo Virgin đã đợi 5 năm từ năm 1975 cho đến khi tuyệt chủng vào năm 1980. Trong khi chim sẻ đảo Amak đợi 8 năm trước khi chịu số phận tương tự. Loài kỳ giông nông trại Valdina đợi 10 năm và hiện nay chúng đã tuyệt chủng.
Loài cú méo ở quần đảo Virgin đã tuyệt chủng trước khi được bảo vệ.
Nghiên cứu phân tích thời gian chờ của 1.338 loài được liệt kê từ năm 1973 – 2014 cho thấy, thời gian trung bình để một loài được bảo vệ là 12 năm, và hiện có 417 loài bị nguy hiểm đã chờ hơn 1 năm để được bảo vệ .
“Đạo luật Các loài nguy cấp vô cùng thành công trong việc bảo vệ và phục hồi động – thực vật, nhưng nó chỉ hoạt động nếu các loài được liệt kê vào danh sách bị đe dọa“, Noah Greenwald, giám đốc các loài nguy cấp tại Trung tâm Đa dạng sinh học và là một trong những tác giả nghiên cứu cho biết trong một thông cáo báo chí.
Trung tâm dự định sẽ kiện Cục Hoang dã và Cá Hoa Kỳ(USFW), cơ quan chịu trách nhiệm quản lý danh sách các loài nguy cấp, vì sự chậm trễ này.
Iris, theo Do Do