Đại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 1/10 đã gặp phải sự cố sương mù nghiêm trọng, khiến cảnh tượng buổi trình diễn được chuẩn bị hoành tráng và công phu, đã diễn ra trong màn trời tối xám.
Với kinh nghiệm trong quá khứ, ĐCSTQ trong ngày lễ lớn đã lên kế hoạch diễu hành “Nhất phiến lam thiên” (một mảnh trời xanh), thậm chí giao nhiệm vụ chính trị “kiểm soát” thời tiết cho Cục Khí tượng. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính trị này cuối cùng đã thất bại.
Để chuẩn bị cho buổi diễu hành kỷ niệm 70 quốc khánh, diễn ra êm đẹp vào ngày 1/10, ĐCSTQ đã tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm kiểm soát mọi thứ trong tầm tay. Với sức mạnh hiện tại, chính quyền nước này có thể kiểm soát những gì mọi người đọc và nói trên mạng Internet. Họ cũng có thể chỉ định nơi mà mọi người có thể ăn ngủ và sinh hoạt. Thậm chí chính quyền có thể quyết định xem dân chúng có được thả diều hay hát karaoke trong dịp này hay không.
Và chính quyền Bắc Kinh cũng muốn kiểm soát cả thời tiết trong buổi diễu hành. Trong những tuần trước khi sự kiện kỷ niệm diễn ra, các nhà chức trách đã làm mọi biện pháp để đảm bảo rằng bầu trời thường u ám bởi sương mù của thủ đô Bắc Kinh sẽ biến thành màu xanh trong vắt cho cuộc diễu hành quân sự khổng lồ qua Quảng trường Thiên An Môn. Để biến bầu trời thành sâu khấu cho những chiếc máy bay chiến đấu vẽ nên những vệt khói nhiều màu đẹp mắt.
Cụ thể, xe tải đã bị cấm ở Bắc Kinh kể từ ngày 20/8. Tất cả các công trình xây dựng ở trung tâm thành phố đã buộc phải dừng lại trước ngày 1/9. Các công ty công nghiệp trong phạm vi 500 km quanh Bắc Kinh đã được yêu cầu “tự nguyện” kiểm soát khí thải hoặc ngừng sản xuất. Các hoạt động khai thác, đặc biệt là khoan và nổ mìn, đã bị đình chỉ cho đến ngày 7/10. Và không một ai ở Bắc Kinh được phép đốt pháo hoa.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa thậm chí đã có chuyến thăm Cơ quan Khí tượng Trung Quốc và kêu gọi mọi sự hỗ trợ về khí tượng học để đảm bảo sự thành công cho các hoạt động xung quanh lễ kỷ niệm. Theo ông Hồ, các nhà khí tượng học nên cung cấp “dịch vụ nhắm mục tiêu” cho lễ kỷ niệm và có “kế hoạch ứng phó” để đối phó với thời tiết bất lợi.
Tuy nhiên, giới truyền thông nước ngoài cho hay, tại Bắc Kinh hôm 1/10 đã không có một đại lễ duyệt binh “một mảnh trời xanh”, mà ngược lại quảng trường Thiên An Môn bị sương mù dày đặc che phủ. Tờ Hearal Publicist cho biết, lớp khói mù có thể nhìn thấy bằng mắt thường, điều này khiến khí thế duyệt binh của ĐCSTQ giảm bớt nhiều.
Thời báo New York đưa tin, người Bắc Kinh sáng 1/10 thức dậy trong bầu không khí dày đặc khói mù, mặc dù trước đây theo thông lệ ĐCSTQ luôn đặt mục tiêu “giữ bầu trời trong xanh” cho những ngày lễ trọng đại. Hôm 1/10, chỉ số chất lượng không khí tại Bắc Kinh là 154, chỉ số cho thấy chất lượng không khí không lành mạnh để tổ chức các hoạt động ngoài trời. Vài ngày trước, tình trạng thời tiết tương tự đã xảy ra, Bắc Kinh khi đó ban bố mức độ cảnh báo màu cam.
Nhà báo người Mỹ Jim Laurie trên kênh Youtube cho biết, anh nghĩ ở tầng 38 có thể trông thấy đại lễ duyệt binh rõ hơn, tuy nhiên khói mù xuất hiện gần như che mất tầm nhìn, và chỉ nhìn thấy được hướng bay của các chiến đấu cơ trên bầu trời Thiên An Môn.
Trong thập kỷ trở lại đây, tình hình chất lượng không khí tại Bắc Kinh nhanh chóng chuyển biến xấu, ĐCSTQ đã nỗ lực giảm thiểu mức ô nhiễm không khí vào ngày diễn ra “đại sự kiện” bằng cách hạn chế hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp, cấm xe tải lưu thông. Cách làm này cũng đã được áp dụng tại hội nghị APEC năm 2014, và nhiệm vụ đã thành công khi tạo ra được “một mảnh trời xanh” ngắn ngủi sau nhiều tháng ô nhiễm nghiêm trọng.
Một chuyên gia cho biết, Bắc Kinh vì để khống chế thời tiết còn có cho máy bay phun muối hóa học để tạo đông. Đây là một trong những phương thức được áp dụng tại thế vận hội Olympic 2008, chi phí cho hoạt động này là 30 triệu USD. Từ năm 2012 đến 2017, Trung Quốc đã chi 1,2 tỉ USD để làm sạch bầu trời trong các sự kiện quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hàng Châu, Diễn đàn “Một vanh đai, một con đường” diễn ra ở Bắc Kinh.
Khải Hoàn (Theo Epoch Times)