Tinh Hoa

Nhận điện “siêu tàu chiến Mistral” mà Nga, Pháp đàm phán gay gắt

Gần đây, việc bàn giao chiếc Mistral đầu tiên trong số hai tàu chiến này đã bị tạm hoãn suốt 6 tháng qua trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây trừng phạt, còn Pháp phải chịu áp lực từ các đồng minh như Mỹ, Ba Lan đề nghị không được bàn giao tàu đang là đề tài nóng được giới quân sự quan tâm. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về “siêu tàu chiến Mistral” mà Nga, Pháp đang đàm phán gay gắt.

Theo hợp đồng ký năm 2011, Pháp đóng 2 tàu chở trực thăng hiện đại lớp Mistral cho Nga với tổng giá trị 1,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, số phận về hai tàu chiến Mistral sắp được định đoạt và công bố sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Francois Hollande hôm 24.4 vừa qua tại thủ đô Yerevan, Armenia.

Vì sao Nga muốn mua tàu đổ bộ Mistral?

Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, Mistral là chiến hạm lớn hai của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule và là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại tại châu Âu hiện nay.

Các tàu thuộc lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công mới của hải quân Pháp, cũng còn gọi là tàu sân bay trực thăng. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công, chỉ huy và cơ động lực lượng chớp nhoáng mới của Hải quân Pháp.

Chúng sẽ được dùng làm tàu chỉ huy, đổ bộ tấn công, hỗ trợ hậu cần, di tản nhân đạo, bệnh viện dã chiến và thực hiện các sứ mệnh tác chiến hải quân khác.

Tàu đổ bộ lớp Mistral (L9013) là sản phẩm do hai tập đoàn sản xuất vũ khí Thales và Chantiers de l'Atlantique hợp tác thiết kế chế tạo theo đơn đặt hàng của Hải quân Pháp.

Tàu được đóng tại hai nhà máy Arsenal de Brest và Chantiers de Saint-Nazaire.

L9013 là chiếc đầu tiên thuộc lớp Mistral chuyên dành cho mục đích đổ bộ. Đây là một trong 4 tàu chiến đại nhất của hải quân Pháp.

Với chiều dài 199m, chiều rộng 32m và lượng giãn nước là 21.600 tấn, Mistral là chiến hạm lớn hai của Hải quân Pháp chỉ đứng sau tàu sân bay Charles de Gaule và là tàu đổ bộ lớn nhất trong các tàu cùng loại tại châu Âu hiện nay.

Hệ thống radar của tàu Mistral có thể phát hiện các mục tiêu tầm thấp và trung bình ở các khoảng cách tới 140 km và các mục tiêu ở khoảng cách tới 180 km ở chế độ cảnh giới không gian 3 chiều tầm xa.

Trong chế độ tự vệ, nó có thể phát hiện và theo dõi mối đe dọa bất kỳ trong vòng bán kính 60 km.

Sức mạnh của Mistral trong tác chiến thủy lục phối hợp nằm ở khả năng đổ quân nhanh với số lượng lớn các xe chiến đấu hạng nặng trên các địa hình bờ biển phức tạp.

Đồng thời, các máy bay trực thăng từ Mistral có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ phức tạp ở khoảng cách xa hay những hoạt động quân sự nằm sâu trong đất liền.

Hệ thống phòng vệ của Mistral gồm hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn MBDA Simbad dùng cho tên lửa Mistral.

Tổ hợp này được tích hợp hệ thống ra đa dẫn đường hồng ngoại với tầm hoạt động hơn 6 km cung cấp khả năng phòng thủ trước máy bay và tên lửa hành trình đối hạm.

Hai tổ hợp pháo phòng không hải quân Breda-Mauser 30mm được sử dụng tiêu diệt tàu tuần tiễu cỡ nhỏ, phòng không tầm ngắn, máy bay, trợ giúp tấn công các xe thiết giáp hỗ trợ cho lính thủy đổ bộ lên bờ biển và bốn súng máy M2-HB Browning 12,7mm.

Mistral có thể dùng làm tàu chỉ huy và điều khiển với một trung tâm chỉ huy rộng 850 m2, có thể tiếp nhận 150 nhân viên công tác.

Thông tin từ các thiết bị thu nhận của tàu được tập trung vào hệ thống SENIT (Hệ thống thông tin chiến thuật dùng cho Hải quân), một nhánh của Hệ thống dữ liệu chiến thuật hải quân (NTDS) của hải quân Mỹ.

Trong chế độ giám sát bề mặt, MRR-3D NG có thể phát hiện các mục tiêu tầm thấp và trung bình ở các khoảng cách tới 140 km và các mục tiêu ở khoảng cách tới 180 km ở chế độ cảnh giới không gian 3 chiều tầm xa; trong chế độ tự vệ, nó có thể phát hiện và theo dõi mối đe dọa bất kỳ trong vòng bán kính 60 km.

Về thông tin liên lạc, tàu Mistral dùng hệ thống vệ tinh Thales Syracuse III, dựa trên các vệ tinh Syracuse 3-A và Syracuse 3-B của Pháp, chúng đảm bảo cung cấp 45% lượng thông tin liên lạc tần số siêu cao của NATO.

Theo Lao Động