Ngày 14/5/2017, hội giao lưu tâm đắc thể hội thường niên Pháp Luân Đại Pháp đã được tổ chức long trọng tại Mỹ với sự tham gia của hơn 10.000 học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Điểm nổi bật của hội giao lưu là sự xuất hiện của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.
Hơn 10.000 học viên đến từ 58 quốc gia và khu vực đã hướng về Barclays Center khu Brooklyn tại New York, Mỹ để tham dự hội giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội về quá trình tu luyện đề cao tâm tính và cách họ nói cho thế giới biết về cuộc bức hại tàn bạo đang diễn ra tại Trung Quốc.
Ngày 13/5/1992, Lý Đại sư lần đầu tiên công khai truyền rộng Pháp Luân Đại Pháp (hay cũng được gọi là Pháp Luân Công) ra công chúng. Và các học viên Pháp Luân Đại Pháp kỷ niệm ngày này là Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới.
Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp thực hành tập luyện bộ 5 bài công pháp và sống chiểu theo những nguyên lý cơ bản là Chân – Thiện – Nhẫn. Chỉ trong một thời gian ngắn, Pháp Luân Đại Pháp đã đem đến nhiều thọ ích sức khỏe và nâng cao tinh thần cho người Trung Quốc, vì vậy môn tập nhanh chóng được lan nhanh theo phương thức miệng truyền miệng mà không nhờ bất kỳ phương tiện truyền thông nào. Theo các khảo sát, vào năm 1999 có đến 70 – 100 triệu học viên theo tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Sự phát triển quá nhanh chóng của Pháp Luân Đại Pháp đã khiến ông Giang Trạch Dân cảm thấy lo lắng cho tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc vô thần. Ngày 20/7/1999, ông Giang chính thức phát động cuộc đàn áp, “tiêu diệt Pháp Luân Công”.
Tuy nhiên, trong bức hại tàn khốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp cả trong và ngoài Trung Quốc đã cố gắng giảng chân tướng, nói rõ với mọi người vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công và việc chính quyền sử dụng các phương thức đàn áp như mổ cướp nội tạng sống của các học viên.
Tại hội giao lưu New York, Lý Đại sư đã giảng Pháp trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Ngài khuyến khích các học viên tập trung vào việc tu luyện bản thân, và tiếp tục nói rõ với mọi người về cuộc bức hại đang diễn ra tại Trung Quốc. Lý Đại sư cũng đã trả lời những câu hỏi từ các học viên và nhận hoa từ đệ tử sau khi kết thúc bài giảng.
Một đoạn phim ngắn kỷ niệm 25 năm Pháp Luân Đại Pháp khai truyền được phát sóng sau giờ nghỉ trưa.
Thời gian còn lại của hội giao lưu là phần tâm đắc thể hội quá trình tu luyện cá nhân, các đệ tử Đại Pháp chia sẻ về sự nâng cao thể chất và đề cao tâm tính trong quá trình tu luyện, cũng như cách họ kiên trì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.
Ding Yating, cựu vận động viên Trung Quốc di cư sang Đức, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2011, cô tình cờ biết đến Pháp Luân Đại Pháp thông qua Internet.
Ding kể rằng, cô không thể ngồi thiền vì chân tay của cô rất cứng do những chấn thương sau nhiều năm luyện tập thể dục thể thao, nhưng sau khi đặt tâm vào việc này, dần dần cô đã có thể ngồi song bàn, tư thế chân xếp bằng đả tọa chân này xếp lên chân kia. Cô cũng kể lại câu chuyện cô âm thầm ngăn chặn hành vi xấu của những gián điệp có thể đến từ lãnh sự quán Trung Quốc, quấy rối gian hàng thông tin Pháp Luân Đại Pháp mà cô lập ra tại sân bay.
Ye Xiaomeng, một em học sinh 13 tuổi đến từ Hoa Kỳ, kể về quá trình những bài giảng Pháp Luân Đại Pháp đã giúp em vượt qua cơn nghiện trò chơi điện tử nghiêm trọng, cũng như tâm tật đố với các bạn cùng biểu diễn ở trường.
Khi được hỏi về những gì cảm thấy từ hội giao lưu giữa các học viên, Vadim Berestetsky, một học viên đến từ Nga, nói: “Bạn cảm nhận được sự chân thành đến từ mọi người khi trở thành một người tốt hơn”.
Berestetsky, nhà thiết kế đồ họa biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1998 thông qua mạng Internet, chia sẻ rằng hội giao lưu là cơ hội tốt để học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Anh nói: “Tôi nghĩ [Pháp hội ] thật tuyệt vời và nó luôn rất tạo được sự động viên khích lệ”.
Svetlana Polunina, một học viên khác đến từ Nga, nói rằng bài chia sẻ của một nữ học viên kể về việc giảng chân tướng cuộc bức hại cho người Trung Quốc thông qua tin nhắn, ngay lập tức đã gây ấn tượng với cô về sự cấp thiết của việc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Polunina, chủ hãng quảng cáo từ Moscow, nói: “Tôi thực sự muốn giúp đỡ ngăn chặn cuộc bức hại này”. Tại Nga, Polunina đã tìm đến các quan chức chính phủ Nga, cảnh sát, bác sĩ, và nhiều người khác để làm sáng tỏ sự thật về cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc.
Bà Manu Huwyler, một giáo viên 62 tuổi đến từ Thụy Sĩ, bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp từ một cuốn tạp chí cách đây 20 năm, đặc biệt ấn tượng với bài chia sẻ của He Mai, một học viên đến từ Missouri, người đã tìm được sự cân bằng giữa sự bận rộn thực hành và nghiên cứu y học, chăm sóc gia đình và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong khi vẫn làm tốt việc nói rõ chân tướng với mọi người về cuộc bức hại.
Theo Epoch Times