Những nốt mụn viêm đỏ và đau nhức không được điều trị sớm, đúng cách sẽ dễ để lại các vết thâm, sẹo trên da.
Viêm mụn cần điều trị ngay Mụn để lâu không điều trị, sẽ dẫn đến 4 trường hợp: Mụn lan khắp mặt: mụn cũ chưa điều trị hết lại đến mụn mới khác xuất hiện. Dần dần, mụn sẽ sinh sôi ngày càng nhiều, không bỏ sót một diện tích nào trên làn da của bạn. Việc điều trị càng tốn kém, thời gian dài hơn. Ngoài ra, bạn sẽ thường xuyên gặp cảm giác ngứa, châm chích và đau nhức.. Rửa mặt và sinh hoạt hàng ngày cũng gặp khó khăn. Nguy cơ sẹo: Mụn gồm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Bắt đầu từ lúc hình thành nhân mụn, chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), sau đó chuyển sang mụn đỏ viêm nhẹ, và cuối cùng là mụn bọc có mủ nhiều, viêm nặng. Khi chuyển sang mụn bọc viêm nặng, ăn sâu dưới da, vết thương nơi này khi lành sẽ mất đi một phần mô da, tạo sẹo lõm. Hình thành nốt ruồi: Mụn đầu đen khi không chuyển thành các loại mụn khác sẽ tích tụ trong lỗ chân lông, khi được lấp đầy sẽ biến thành nốt ruồi đậm màu trên mặt. Thâm: Nếu mụn chữa trị đúng cách, đúng thời điểm, da chỉ thâm nhẹ và mờ nhanh. Nếu xử lý không tốt, vết thâm sẽ đen sậm, để lại trong vài năm.
Điều trị sớm nhưng cần đúng cách Các phương pháp điều trị tại nhà chỉ nên thực hiện đối với những trường hợp mụn nhẹ như mụn đầu đen, đầu trắng hoặc mụn có cồi nhưng không viêm nhức, sưng đỏ… Chúng ta có thể thoa thuốc, vệ sinh chăm sóc da cẩn thận để tránh mụn tiếp tục hình thành. Trong khi đó, các loại mụn nặng, đặc biệt là mụn bọc, mọc theo cụm, từng mảng, mưng mủ nhiều, cần được lời khuyên, điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Bạn không nên đến những nơi không có bác sĩ chuyên khoa, dùng phương pháp gia truyền bao gồm nặn, bôi thuốc tự pha. Sử dụng sản phẩm không an toàn sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến da. Theo thạc sĩ, bác sĩ Hồ Xuân Vương, phương pháp lấy cồi mụn trong điều trị cần được hạn chế, vì có thể gây viêm nhiễm, kích thích da, dễ tạo sẹo. Tuy nhiên, có 2 trường hợp được bác sĩ chỉ định. Trường hợp một với mụn viêm tấy có nhiều mủ bội nhiễm nhiều, cần phải dẫn lưu mủ ra để tránh bội nhiễm nặng thêm. Trường hợp 2 là mụn có cồi, miệng hở trên bề mặt và cồi được đẩy lên cao, cần lấy ra để tránh nốt mụn bị chai, giúp da mau lành hơn. Việc nặn mụn cần theo chỉ định của bác sĩ tránh nhận định không chính xác và để lại sẹo. Phương pháp điều trị đúng Để hiểu rõ được nguyên nhân bệnh lý, chỉ có bác sĩ da liễu am hiểu về làn da mới có thể chuẩn đoán chính xác cho bạn. Phương pháp điều trị đúng sẽ bao gồm 3 giai đoạn: Điều trị các nốt mụn đã phát trên bề mặt da: thuốc thoa và thuốc uống, kết hợp chăm sóc vitamin để trị vết thâm sau khi mụn lành Triệt tiêu các nhân mụn đang có nguy cơ phát triển thành mụn: dùng laser ánh sáng xanh Elos để triệt tiêu các vi khuẩn P. Acnes, làm ức chế sự tăng tiết bã nhờn. Ngoài ra, bệnh nhân cần kết hợp với bác sĩ trong việc vệ sinh chăm sóc da mặt, kết hợp thuốc uống thuốc thoa để đạt được hiệu quả điều trị Hiểu rõ nguyên nhân gây mụn để phòng ngừa mụn tái phát: trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ đã hiểu được nguyên nhân gây ra mụn của bạn. Sau đó sẽ có những lời khuyên, chăm sóc sau mụn bằng laser hoặc liệu pháp Vitamin để chống tái phát.
Điều trị mụn cần có sự kiên trì, do có nhiều giai đoạn và tùy thuộc vào cơ địa đáp ứng của từng người. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách, hiểu rõ đúng nguyên nhân gây mụn, mụn sẽ nhanh hết và không tái phát trở lại. Do đó, phương pháp của bác sĩ cùng với sự phối hợp tốt của bệnh nhân sẽ giúp điều trị có tác dụng, hiệu quả cao. Orient triển khai chương trình “Sống động mùa hè” ưu đãi giảm 60% chỉ còn 600.000 đồng (giá gốc 1,5 triệu đồng). Đăng ký tại đây , xem quy trình điều trị mụn tại đây .
(Nguồn: Orient) |
Theo Ngoisao.net