Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bị bao vây tứ phía, chịu sự công kích cả trong lẫn ngoài, nền kinh tế sụt giảm dường như là điều tất yếu, nhưng nó sẽ động chạm đến “tính hợp pháp” của chính quyền.
Sự kiện cảnh sát Hồng Kông bắn súng vào một học sinh trung học vào ngày 1/10, đây là một điềm xấu trong lễ duyệt binh ngày nhân ngày quốc khánh của ĐCSTQ. Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ cho biết, đây là sự kiện vi phạm nhân quyền vô cùng nghiêm trọng, có thể làm ảnh hưởng đến cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung.
Chuyên gia phân tích tình hình Trung Quốc cho rằng, chính quyền gặp phải khó khăn cả trong lẫn ngoài, kinh tế suy thoái, lại cộng thêm sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ đảng, chính quyền ĐCSTQ thật khó mà duy trì. Có nguồn tin từ Bắc Kinh tiết lộ: “ĐCSTQ không còn được mấy năm nữa”.
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 1/10, cảnh sát Hồng Kông đã bắn súng vào một học sinh trung học 18 tuổi, đạn trúng vào ngực trái, viên đạn chỉ cách tim có 3cm, tình huống vô cùng nguy hiểm. Đây là lần đầu tiên người biểu tình bị trúng đạn thật từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ diễn ra, làm chấn động cả thế giới.
Chu Phong Tỏa, thủ lĩnh sinh viên sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn) cho hay, đây là chính quyền đã gây ra khủng bố đỏ, cũng giống như sự kiện đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn diễn ra cách đây 30 năm.
Ngoại trưởng Anh lên án cảnh sát Hồng Kông đã “quá phận” khi sử dụng đạn thật. Bộ trưởng thương mại hoa Kỳ Wilbur Ross đã nói với Fox News rằng, đây là sự kiện vi phạm nhân quyền vô cùng nghiêm trọng, khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến vòng đàm phán mới vào tuần tới để thảo luận về kinh tế và thương mại cấp cao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ross nói, điều này cho thấy nội bộ ĐCSTQ đang tồn tại chia rẽ, mà Hồng Kông đối với hoạt động thương mại quốc tế của ĐCSTQ là vô cùng quan trọng. Ông còn cho biết, hy vọng phong trào phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông có thể mau chóng được giải quyết một cách hòa bình.
Thạch Tàng Sơn, chuyên gia về vấn để Trung Quốc ở Washington đã nói với Thời báo Epoch Times rằng, ĐCSTQ hiện tại đã mất phương hướng cho con tàu bị hỏng này, Tập Cận Bình trước mắt phải đối diện với sự bất mãn của các phe phái khác nhau trong nội bộ ĐCSTQ.
Thạch Tàng Sơn cho hay, có 2 nguyên nhân chủ yếu khiến ĐCSTQ chẳng thể duy trì thêm được nữa. Thứ nhất là suy thoái kinh tế; thứ hai là ĐCSTQ đã hết tiền, nguồn thu nhập của chính phủ đã gặp phải vấn đề.
Thạch Tàng Sơn nói: “Bây giờ nền kinh tế đang thực sự đi xuống, tôi cảm thấy đây là sự tăng trưởng âm”. Theo số liệu của ĐCSTQ cho thấy, GDP của Trung Quốc trong quý II năm 2019 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. GDP tăng trưởng thấp nhất trong 27 năm qua. Đồng thời, tăng trưởng về xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng của Trung Quốc đều đang tiếp tục chậm lại.
Ông cho biết, đây là thời điểm suy thoái của nền kinh tế, chính phủ không giảm chi tiêu mà lại giảm tiêu dùng của người dân. Chính phủ sẽ dùng đủ các phương pháp khác nhau để kiếm tiền, đến cuối cùng thì nó chỉ còn cách cướp đoạt tài sản của các doanh nghiệp tư nhân.
Thạch Tàng Sơn còn nói, nền kinh tế Trung Quốc không ổn định chủ yếu là vì các vấn đề mang tính cơ cấu của chính nền kinh tế Trung Quốc. Chính phủ muốn lợi dụng việc mở rộng nhu cầu trong nước để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn. Bởi vì đại bộ phận tài nguyên đã bị chính phủ, quan chức và thương nhân nắm giữ, người dân chỉ có được một phần nhỏ, nên không có động lực để tiêu dùng.
“Cho nên nền Kinh tế Trung Quốc từ nay về sau sẽ như thế nào thì còn liên quan đến rất nhiều vấn đề, bao gồm vấn đề về cơ chế của chính phủ, cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế, tất cả sẽ đều trở thành vấn đề”, Thạch Tàng Sơn nói.
Thạch Tàng Sơn cho rằng, một nguyên khác khiến nền kinh tế Trung Quốc đi xuống là vấn đề “lười biếng” của các quan chức ĐCSTQ.
Ông nói, tăng trưởng nền kinh tế của Trung Quốc trong quá khứ đều có liên quan đến lợi ích của các quan chức. Hiện tại ĐCSTQ đã chặn đứng việc này, đối với mấy vị quan chức của ĐCSTQ mà nói, đã mất đi động lực để thúc đẩy kinh tế. “Không có lợi ích, chỉ có trách nhiệm, quan chức ĐCSTQ khẳng định là sẽ lười biếng”.
Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại và vấn đề ở Hồng Kông đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhất là Hồng Kông. Hoàng Kỳ Phàm, cựu Thị trưởng thành phố Trùng Khánh, phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Tài chính quốc gia ĐCSTQ, từng nói vào tháng trước, địa vị của Hồng Kông là không thể thay thế. Năm 2018, tổng kim ngạch thương mại giữa Hồng Kông và Trung Quốc là 700 tỷ đô la, tương đương tổng ngạch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thạch Tàng Sơn cho hay, sau khi nền kinh tế Trung Quốc có vấn đề, sẽ làm lung lay “tính hợp pháp” của chính quyền ĐCSTQ. Hình thái ý thức của ĐCSTQ sẽ bị sụp đổ, lý do duy nhất mà người dân không phản đối nó chính là nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, một khi nền kinh tế xuất hiện vấn đề, tính hợp pháp của ĐCSTQ sẽ lập tức xuất hiện vấn đề.
Vương Quân Đào, tiến sĩ chính trị học đại học Colombia, gần đây đã tiết lộ với Epoch Times, một nguồn tin ở Bắc Kinh đã nói với ông rằng, “ĐCSTQ không qua nổi năm nay”. Đây có lẽ là điều mà rất nhiều người cả trong và ngoài Trung Quốc đang mong chờ.
Minh Huy (Theo NTDTV)