Một số hộ gia đình ở Tây Tạng đang bị cưỡng chế thay thế chân dung của lãnh đạo tinh thần lưu vong Đạt Lai Lạt Ma bằng ảnh của chủ tịch Trung Quốc, để tiếp tục được nhận trợ cấp của chính phủ, theo Observers.France24.
Những bức ảnh và sự sùng kính công khai mà người Tây Tạng dành cho Đạt Lai Lạt Ma – người mà Bắc Kinh coi là một “kẻ ly khai” nguy hiểm – đã bị cấm tại khu vực. Nhưng các hộ gia đình ở những khu vực xa xôi vẫn đã tiếp tục bày tỏ lòng kính trọng của họ đối với lãnh đạo tinh thần lưu vong theo một cách bí mật.
Khó để xác định chính xác lệnh cưỡng chế này đã bắt đầu từ khi nào, nhưng vào tháng 12 năm 2018, các quan chức ở tỉnh Amdo, Tây Tạng đã đưa ra một thông báo yêu cầu người dân địa phương “dọn sạch” những bức ảnh của Đạt Lai Lạt Ma tại nhà của họ cũng như tại các ngôi chùa và tu viện Phật giáo, và thay thế bằng ảnh của ông Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông, tờ Nhật báo La Croix của Pháp đưa tin đầu năm nay.
Thông báo cũng kêu gọi những trưởng làng giám sát việc trưng bày hình ảnh của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các lệnh như thế này là một phần trong chiến dịch càn quét của các nhà chức trách nhằm đàn áp các loại tín ngưỡng mà chính quyền coi là không phải của Trung Quốc.
Video người Tây Tạng khắp thế giới kỷ niệm 60 năm bị Bắc Kinh đàn áp
Hiện nay, chính phủ đang đe dọa cắt đứt trợ cấp đối với một số gia đình nếu họ không tuân thủ, Kyab bổ sung.
Các khoản trợ cấp có thể bao gồm một khoản tiền nhỏ cho những người được xếp vào diện dưới mức chuẩn nghèo, học phí cho trẻ em và giảm tiền mua đồ tạp hóa tại các cửa hàng.
Người dân được yêu cầu đặt chân dung của các nhà lãnh đạo đảng trong nhà của họ và cả trong tu viện, đền thờ, và hội trường công cộng. Nhiều hộ gia đình đã từ chối đặt những bức chân dung đó lên bàn thờ, hoặc họ chỉ đặt bên cạnh. Nhưng ở một số khu vực nhất định, các quan chức đến tận nhà để kiểm tra xem họ đang có đặt chúng trên bàn thờ hay không.
Nhiều người Tây Tạng bất thình lình bị bắt vì quan chức tìm thấy chân dung hay những cuốn sách về của Đạt Lai Lạt Ma trong nhà của họ
Và đang có một chiến dịch diễn ra ở Tây Tạng, lôi kéo các đại biểu từ các tu viện, họ phải trải qua một khóa đào tạo kéo dài một tháng, trong đó họ được thông báo rằng Phật giáo Tây Tạng nên tuân theo quá trình chuyển đổi Phật giáo của ông Tập Cận Bình, và sau đó các đại biểu phải quay trở lại tu viện của họ đào tạo lại cho các tu sĩ thông điệp này.
Quân đội Trung Quốc đã xâm chiếm Tây Tạng vào năm 1950, và khu vực này vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ kể từ cuộc phản kháng năm 1959 thất bại. Các nhà ngoại giao và nhà báo nước ngoài hầu như không có quyền tiếp cận khu vực này.
Năm ngoái, Tashi Wangchuk, một nhà hoạt động Tây Tạng người tìm cách cứu lấy ngôn ngữ của anh đã bị kết án 5 năm tù.
Tashi Wangchuk đã nói với tờ The New York Times trong một loạt chuỗi phỏng vấn vào năm 2015, rằng anh lo ngại tiếng Trung Quốc phổ thông (Quan Thoại – Mandarin) do nhà nước áp đặt vào các trường học và chính phủ sẽ khiến trẻ em Tây Tạng rơi vào tình trạng không có khả năng đọc và viết ngôn ngữ từ thời tổ tiên của chúng.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã tuyên bố sẽ “chuyển hóa” tín ngưỡng và hợp nhất hoàn toàn văn hóa Tây Tạng vào văn hóa Trung Quốc.
Theo ĐKN