“Có hàng đoàn xe tăng trên đường, cứ 100 mét lại có một lô cốt cảnh sát, cảnh sát quét chứng minh thư của mọi người và cả nội dung trên điện thoại của họ”.
Năm ngoái, khi Almas Nizamidin trở về Urumqi, thủ phủ của Tân Cương để tìm lại vợ mình bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giam mà không qua xét xử, anh đã không thể nhận ra thành phố nơi mình từng lớn lên.
Almas rời Trung Quốc năm 2009 và trở thành công dân Úc từ năm 2014. Anh đã bay về Tân Cương trong năm 2017 ngay sau khi nghe tin vợ mình bị cảnh sát thường phục của chính quyền bắt giữ. Trong một bài phỏng vấn với ABC News, anh nói những gì mình chứng kiến tại quê hương đã làm anh bị sốc:
“Có hàng đoàn xe tăng trên đường, cứ 100 mét lại có một lô cốt cảnh sát, cảnh sát quét chứng minh thư của mọi người và cả nội dung trên điện thoại của họ”.
“Nó giống như một cuộc chiếm đóng”.
Almas nói rằng vào tháng 3 năm 2017, vợ anh bị bắt để “cải tạo”, nhưng sau đó lại bị tuyên án 7 năm – khi đó cô ấy đang mang bầu 2 tháng.
Anh nói rằng tội của cô, theo nhà cầm quyền là “cực đoan tôn giáo”, bởi vì cô từng học tập Hồi giáo ở Trung Đông.
Cặp đôi vợ chồng này là người Duy Ngô Nhĩ, một nhóm sắc tộc nói tiếng Turk (Trung Quốc gọi là Đột Quyết) tại vùng tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương. Hầu hết người Duy Ngô Nhĩ theo Đạo Hồi và Hồi giáo là một phần quan trọng trong văn hóa của dân tộc này.
Nhưng hiện tại Bắc Kinh đang thúc đẩy chiến dịch “học tập cải tạo” mà nhiều nhà phê bình chỉ trích là nhằm “thanh tẩy sắc tộc” đối với những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, vốn mang bản sắc khác biệt với người Hán và vẫn giữ được bản sắc của mình sau 3 thập kỷ.
Theo các báo cáo gần đây của ủy ban đối ngoại Mỹ, từ đầu năm ngoái, ít nhất hàng trăm nghìn người, thậm chí có thể hơn 1 triệu người dân tộc thiểu số – phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương – đã bị bắt giam trong những trại cải tạo khổng lồ do Bắc Kinh lập ra.
“Chiến dịch này là hoạt động bắt nhốt quy mô lớn đối với một dân tộc thiểu số trên thế giới ngày nay”, một hội đồng của Mỹ về Trung Quốc kết luận hồi tháng 4.
Nhiều người Duy Ngô Nhĩ đã tìm cách tới Úc để được phép tiếp tục tự do thực hành tín ngưỡng của mình. Hiện có một cộng đồng khoảng 3.000 người Duy Ngô Nhĩ, chủ yếu sống tại Adelaide, miền nam nước Úc. Trang ABC News của Úc đã phỏng vấn khoảng 20 người Duy Ngô Nhĩ, trong đó hầu hết đều có người nhà hoặc bạn bè bị bắt tại Trung Quốc. Nhiều người từ chối trả lời câu hỏi bởi lo sợ những lời của họ có thể khiến người nhà ở Trung Quốc phải trả giá.
“Hãy hỏi Almas, anh ấy đã mất hết tất cả, vì thế anh ta nói được”, một người Duy Ngô Nhĩ tại Melbourne nói với đài ABC.
Bắt nhốt hàng loạt, Chủ nghĩa Xã hội Trung Quốc tiến vào “thời kỳ mới”
Nhà cầm quyền Bắc Kinh gần như luôn từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới vấn đề nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ. Gần đây Bộ Ngoại giao Trung Quốc có nói với phóng viên rằng Bắc Kinh “không biết có tình trạng này” đồng thời khẳng định họ bảo vệ quyền của người ngoại quốc, ám chỉ những người Duy Ngô Nhĩ đã có hộ chiếu Úc quay về quê hương để tìm cách giúp đỡ thân nhân.
Theo đài ABC của Úc, số lượng bị giam giữ trong “các trại cải tạo” xấp xỉ 10% dân số của toàn bộ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trong các trại cải tạo, họ bị bắt phải thề từ bỏ tôn giáo của mình, hô vang khẩu hiệu của ĐCSTQ, xem các video tuyên truyền của ĐCSTQ và thề trung thành với Đảng trong tình trạng chen chúc từ các ô giam quá đông của các nhà tù đươc lập lên trên khắp Tân Cương.
Từ những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàn áp đối với dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương sau khi dân tộc này lên tiếng đòi độc lập.
Trong vòng 3 thập kỷ qua, đã có vô số các báo cáo về đàn áp tự do tôn giáo và phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Hồi giáo ở đây, tuy nhiên chiến lược “bắt nhốt cải tạo quy mô lớn” mới được tiến hành từ năm 2017, trùng hợp với tuyên bố của Bắc Kinh rằng Chủ nghĩa xã hội tại Trung Quốc đang tiến nhập vào “thời kỳ mới”, theo giảng viên môn lịch sử Trung Quốc hiện đại David Brophy tại Đại học Sydney.
“Sự hiện diện của một cộng đồng thiểu số lớn, bất mãn [với chính quyền] đơn giản là không phù hợp với tầm nhìn của Bắc Kinh về một quốc gia đoàn kết nhằm hiện thực hóa cái mà ông Tập Cận Bình gọi là “Giấc mộng Trung Hoa””, tiến sĩ Brophy nói.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền cho rằng nỗ lực của Bắc Kinh, lấy lý do dập tắt “ảnh hưởng từ bên ngoài” và “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”, sử dụng công nghệ giám sát hàng loạt hiện đã tiến triển thành một chiến dịch rộng lớn và có toàn quyền nhắm tới bất kỳ cá nhân người Duy Ngô Nhĩ nào bị tình nghi là không trung thành với Đảng – tức là bất cứ người Duy Ngô Nhĩ nào dám bày tỏ bản sắc tôn giáo và văn hóa của mình, dù ôn hòa hay không.
“Tại Tân Cương, là người Duy Ngô Nhĩ là phạm tội lớn, là người dân tộc thiểu số là có tội”, anh Nizamidin nói.
“Con người, giống như bầy cừu chờ bị làm thịt, đã mất hết hy vọng”.
Một số nội dung trong “các trại cải tạo” của Trung Quốc làm người ta nhớ lại thời kỳ Đại cách mạng văn hóa khiến hàng triệu người chết oan.
“Việc nhắm tới sắc tộc và tôn giáo của toàn bộ một cộng đồng dân tộc và áp dụng bắt nhốt cải tạo hàng loạt làm dội lại một thời kỳ quá khứ vô cùng đen tối”, giáo sư sử học James Millward từ đại học Georgetown, Úc, nói.
>>> Cựu bác sĩ Trung Quốc: Tân Cương đang trở thành bãi thử hạt nhân và cấy ghép nội tạng
>>> Nguồn gốc của nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS
Theo trithucvn.net