Người đàn ông 10 năm bị sét đánh 3 lần, mất rồi vẫn bị sét đánh nát bia mộ

22/11/21, 10:13 Đọc & Suy ngẫm

Một người đàn ông bị sét đánh 3 lần trong 10 năm và cuối cùng bị sét đánh đến mất mạng. Nhưng điều khiến người ta không khỏi suy ngẫm là sau 4 năm ông mất, ngôi mộ của ông vẫn bị sét đánh.

(Ảnh minh họa qua vandieuhay.org)

Liệu có phải là ngẫu nhiên?

Người đàn ông đó là Satsuma Ford, thiếu tá phục vụ trong quân đội Anh. Satsuma là một chàng trai trẻ có tương lai và tiền đồ rộng mở. Chẳng ai ngờ nơi cuộc đời của anh kết thúc không phải trên chiến trường, không phải bệnh tật hay bất kỳ lý do bình thường nào mà con người nên gặp.

Ngày đó, trên chiến trường Flanders, Satsuma đang cưỡi phi nước đại, bầu trời nổi cơn giông và sấm sét. Đối với những người lính, thời tiết này không quá xa lạ. Vậy mà một tia sét bất ngờ từ trên trời rơi xuống, đâm thẳng vào thân thể Satsuma. 

Nơi quân đội 2 bên đang chiến đấu là một không gian rất rộng lớn, không có vật cản, tính nguy hiểm dẫn sét không cao. Hơn nữa, trong trận chiến đấu đó, có rất nhiều người cũng ăn mặc như Satsuma, phi ngựa như anh, nhưng họ không bị sét đánh, chỉ có mình anh.

Vụ thiên tai đó khiến phần dưới của cơ thể anh bị tê liệt trực tiếp. Không còn cách nào, anh đành nghỉ hưu sớm. Sau đó Satsuma cùng gia đình chuyển đến Vancouver để trị liệu.

Mặc dù cơ thể không thuận tiện nhưng cuộc sống hàng ngày của Satsuma cũng rất thoải mái, câu cá dưới ánh nắng mặt trời. 6 năm qua đi, một ngày nọ, anh lại bị sét tấn công. Thực tế, kể từ lần đầu tiên bị sét đánh, đã để lại bóng ma trong lòng Satsuma, khiến anh luôn sợ hãi sấm sét. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày, anh chỉ ra ngoài vào những ngày có nắng, nhưng cuối cùng vẫn không thể tránh được. 

Vào một buổi trưa, khi đang câu cá bên hồ, bầu trời đột nhiên tối sầm lại, một tia sét nhanh chóng giáng xuống người Satsuma, khiến cơ thể anh bị liệt nặng thêm. May mắn thay, tinh thần anh vẫn lạc quan, và điều an ủi là một phần cơ thể vẫn cử động được, dù chỉ là một phần nhỏ.

Nhưng điều khiến người ta không thể đoán trước được là hai năm kế đó, sấm sét lại giáng xuống người đàn ông ấy một lần nữa. Đó là vào mùa hè, khi Satsuma đang đắm mình thư giãn trong công viên. Lần này anh không may mắn như hai lần trước, anh mất mạng ngay tại chỗ.

Câu chuyện có lẽ đã kết thúc tại đây, nhưng thật bất ngờ, 4 năm sau một tiếng sét giáng xuống ngôi mộ của Satsuma. Khi người thân đến phần mộ của anh để xem, họ chỉ thấy những mảnh đá vụn rải rác quanh ngôi mộ, bia mộ đã bị đánh vỡ nát.

(Ảnh minh họa qua Getty Images)

Câu chuyện của Satsuma đã đưa ra một tấm màn bí ẩn. Trong lịch sử chưa từng có ai bị như vậy. Một số người nghi ngờ liệu Satsuma có làm điều gì xấu không, mà sao phải chịu kiếp nạn như vậy.

Thề thốt tùy tiện bị sét đánh chết

Cổ nhân đều tin tưởng rằng kẻ làm chuyện xấu trước sau gì cũng sẽ bị trời phạt. Cho nên, rất nhiều sách xưa ghi chép lại những câu chuyện sét đánh con bất hiếu, sét đánh những kẻ bất nghĩa, thương thiên hại lý,…

Vào năm Trinh Nguyên (785-805) thời Đường, trong một thôn làng thuộc huyện Hoa Đình có một thôn dân tên là Yển Điển, vợ của ông ta tư thông với người khác, lại trộm của hàng xóm một cái khăn tay. Hàng xóm biết, đến nhà Yển Điển tìm vật bị mất.

Yển Điển và vợ đều không nhận, còn quay sang mắng chửi người ấy. Hàng xóm uất ức, cảm thấy vô cùng tức giận, vì vậy nói với Yển Điển: “Vợ ông và người khác tư thông, lại còn trộm đồ. Các người không chịu nhận mà lại còn mắng người, trời cao sao có thể dễ dàng tha thứ cho các người được chứ”.

Yển Điển nói: “Vợ tôi không có thông dâm hay ăn trộm đồ! Nếu đúng như lời ông nói, thì để cho sét đánh cả nhà tôi!”. Sau đó ai về nhà nấy.

Đến buổi tối, mưa to gió lớn, sét đánh ầm ầm, đánh sập nhà của Yển Điển, vợ chồng bọn họ, 5, 6 người trong nhà đều bị sét đánh chết.

(Ảnh minh họa qua baike.com)

Mãi đến rạng sáng, mưa còn chưa dứt. Hàng xóm thấy nhà của Yển Điển bị sập, lửa cháy không ngớt. Mọi người cùng tìm kiếm trong đống đổ nát thấy di hài của hai vợ chồng đang bị đốt cháy. Mọi người nhìn lên trời quỳ lạy, khẩn cầu trời cao đừng thiêu đốt bọn họ nữa, lửa lúc này mới tự tắt.

Mọi người nhìn thấy trên sườn của Yển Điển viết: “Kẻ ngu muội vì bảo vệ thanh danh thê tử, đánh cược tính mệnh của cả nhà”. Trên xương sườn vợ Yển Điển viết: “Thông dâm, còn trộm đồ của người khác”.

Nhà bên báo quan phủ, mời nha huyện đến khám tử thi, thế là gần xa trong thôn đều biết chuyện này. Người xưa nói: “Trên đầu ba thước có thần linh,” dù là lúc nào cũng không được tùy tiện thề thốt, càng không được dùng lời thề để nói dối.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?