Tinh Hoa

Người dân hiếu kỳ xem cần thủ săn cá ngạnh trên cầu Long Biên

Niềm đam mê hoang dã – săn cá ngay trên cầu Long Biên của các cần thủ đã gây sự hiếu kỳ đặc biệt của người đi đường, nhưng điều đó cũng khiến giao thông trên cầu gặp trở ngại…

Chẳng biết từ khi nào, câu cá được coi là lạc thú đối với nhiều người. Nếu như ở thượng nguồn các con sông, săn cá lăng, cá chiên là niềm đam mê hoang dã, thì ở hạ nguồn các dòng sông lớn, săn cá ngạnh là sở thích của các .

Sau mỗi trận mưa rào, lượng cá sông trở nên đông đúc hơn. Chẳng đi đâu xa, người câu chọn ngay địa điểm ở khu vực (Hà Nội) để bắt cá.

Mỗi buổi chiều, từng tốp người trung niên và người già mang câu ra khu vực cầu Long Biên để thưởng ngoạn. Rất đông người dân hiếu kỳ tập trung lại xem cần thủ bắt cá.

Các thợ câu chuẩn bị đồ nghề để săn cá ngạnh

3h chiều, chúng tôi có mặt tại cầu Long Biên để mục sở thị cần thủ săn cá sông Hồng. Đồ câu của họ khá đơn giản, một cuộn dây có móc câu, một ít mồi (mồi câu cá thường là quả chuối lùn hoặc sợi mì ống cắt nhỏ) là có thể “tác nghiệp”. Theo quan sát của phóng viên, trên cầu Long Biên có nhiều nhóm người câu, mỗi nhóm khoảng 5 đến 6 người. Đa phần họ là những người cao tuổi và câu cá được coi là thú vui tao nhã của những người bạn già.

Ông Long, một người thường xuyên câu cá trên cầu Long Biên cho hay: “Câu cá đòi hỏi sự kiên nhẫn. Cách câu khá đơn giản, chỉ cần thả dây câu dài chừng 50 mét đến 100 mét xuống dòng chảy sông Hồng và đứng chờ. Tôi kết hợp câu 3 dây. Những dây còn lại mình buộc buộc vào thành cầu. Khi thấy dây nào có động nghĩa là cá đá cắn câu và mình khéo léo giựt dây và thu chiến lợi phẩm”.

Một cần thủ ngoài 80 tuổi vẫn đều đặn câu cá mỗi buổi chiều

Cũng theo ông Long, thời gian đông người câu nhất là buổi sáng từ 6h sáng đến 9h và chiều từ 15h đến 18h. Sở dĩ khu vực cầu Long Biên nhiều người câu vì dòng này đông . Đây được coi là đặc sản nấu canh chua rất ngon. “Câu cá này cũng hên xui nhiều. Có khi câu cả buổi không được con nào, phải liên tục chuyển chỗ câu để kiếm vận may. Cá sông đi ăn theo ngày, theo giờ, theo mùa, theo con nước, theo địa điểm và theo đàn. Mình phải dựa vào từng dòng nước, khúc sông để buông câu mới hiệu quả” – ông Long chia sẻ

Theo ghi nhận của PV, mỗi buổi câu, một cần thủ bắt được 4-6 con cá ngạnh. Mỗi con nặng từ 3 lạng đến 1 cân. Cá được người đi đường hỏi mua ngay với giá từ 50 – 150 nghìn đồng.

Tuy nhiên, thú vui này cũng gây không ít phiền phức cho người đi đường bởi xe máy, xe đạp của các cần thủ để tràn lan ven cầu gây ùn ứ giao thông giờ cao điểm. Đặc biệt, nhiều người đi đường thấy thợ câu bắt được cá lớn thường đứng lại xem hoặc hỏi mua cá khiến tuyến cầu thường xuyên đông đúc, tắc nghẽn. Qua tìm hiểu của phóng viên, đã có một số trường hợp người đi đường va phải xe máy của các thợ câu để ven cầu.

Đây cũng là nỗi lo ngại về hiểm họa tai nạn giao thông và ách tắc trên tuyến cầu của rất đông người dân thường xuyên qua lại khu vực này.

Hình ảnh PV Người Đưa Tin ghi nhận một buổi câu cá của các cần thủ ở cầu Long Biên:

Một lão nông này đi xe đạp từ 14h chiều ra cầu Long Biên để thăm dò dòng nước

Càng về chiều, số lượng người câu càng đông

Quả chuối lùn là một loại mồi mà cá ngạnh ưa thích

Theo lời cần thủ này, câu cá đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao

Những chiếc câu dòng buộc vào thành cầu chờ cá

Người đi đường hiếu kỳ đứng xem các cần thủ săn cá

Lão cần thủ phấn khởi khoe với phóng viên con cá ngạnh vừa câu được

Đoạn cầu này thường xuyên ùn ứ giao thông do phương tiện của các thợ câu để bên lòng được và sự hiếu kỳ của người dân

Cao Tuân – Doãn Dật

Theo Người Đưa Tin