Một số phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất lực trong phòng chống dịch, khiến Trung Quốc trở thành “con bệnh châu Á thực sự”. Một người dẫn chương trình CCTV nói trên Weibo rằng, mặc dù đã đá nát tấm biển hiệu “Đông Á bệnh phu”, nhưng ĐCSTQ nên xin lỗi vì đã “đem thêm phiền phức cho thế giới”.
Một cư dân mạng có dấu tích V trên Weibo có tên là “A Khâu”, được chứng thực là người dẫn chương trình CCTV, đã đăng bài trên Weibo mấy ngày trước nói rằng, ĐCSTQ nên xin lỗi vì đã “thêm sự hỗn loạn” cho thế giới.
Người này nói: “Vào thời điểm này, mặc dù đã đá nát biển hiệu ‘Đông Á bệnh phu’ hơn một thế kỷ, nhưng liệu chúng ta có thể dùng giọng điệu ôn hòa cộng thêm chút áy náy, không hèn cũng không kiêu ngạo, cúi đầu và nói với thế giới: Xin lỗi, đã gây phiền phức?”.
Ý kiến của A Khâu đã phải chịu sự công kích của cư dân mạng. Hiện tại, anh ta đã xóa Weibo có liên quan.
Theo Baidu, A Khâu tên là Khâu Mạnh Hoàng. Vào ngày 21/4/2003, anh là người dẫn chương trình “Hồ sơ xã hội” mục Tin tức bình luận của CCTV. Từng biên tập chuyên mục “Câu chuyện xã hội”, “Đại võ đài phương Nam”, “Xe du lịch’,’ “Bằng sáng chế nhân dân” của đài truyền hình Quảng Tây. Hiện đang dẫn chương trình “Phòng chiếu phim thứ 10” và “Buổi trưa văn hóa” của CCTV.
Vào ngày 3/2, Tạp chí Phố Wall Hoa Kỳ (WSJ) đã công bố một bài báo dài của nhà nghiên cứu Mead thuộc “Học viện Hudson”, với tựa đề “China Is the Real Sick Man of Asia” (Trung Quốc đích thị là con bệnh châu Á).
Bài báo phê bình chính quyền ĐCSTQ bất lực trong phòng chống dịch, khiến Trung Quốc trở thành “con bệnh châu Á thực sự”. Vào ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, đến nay WSJ vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi chính thức cũng như không điều tra những người có liên quan chịu trách nhiệm, họ đã quyết định thu hồi thẻ báo chí của ba phóng viên của WSJ tại Bắc Kinh.
Phó giám đốc của WSJ tại Bắc Kinh Josh Chin, phóng viên Đặng Siêu và phóng viên người Úc Philip Wen, đã bị chính quyền ĐCSTQ ra lệnh rời khỏi Trung Quốc trong vòng 5 ngày. Điều đáng chú ý là 3 phòng viên bị trục xuất không liên quan gì đến bài viết này.
Đối với phản ứng thái quá của ĐCSTQ, bài xã luận của WSJ nói rằng, điều ĐCSTQ để ý không phải là tiêu đề “Đông Á bệnh phu”, mà là muốn chuyển dời sự chú ý khi xử lý dịch bệnh không đúng cách dẫn đến sự kêu ca của người dân.
Vào ngày 24/2, tờ “Bloomberg News” của Hoa Kỳ tiết lộ, chính quyền Trump đang xem xét trục xuất hàng chục hoặc hàng trăm nhà báo Trung Quốc tại Hoa Kỳ để trả đũa Bắc Kinh vì trục xuất 3 phóng viên của WSJ.
Cựu quan chức ngoại giao Đài Loan Lưu Sĩ Kiệt đã đăng bài trên tài khoản Facebook của mình biểu thị, việc trục xuất phóng viên của WSJ rất nực cười. ĐCSTQ đã chi hàng chục tỷ nhân dân tệ “tuyên truyền đối ngoại” để quảng bá chính mình, cuối cùng lại đi đánh truyền thông nước ngoài ở nhà mình, kết quả là không cần tốn một cọng lông đã trở thành cái đinh trong mắt truyền thông thế giới.
Lưu Sĩ Kiệt chỉ trích ĐCSTQ không nỗ lực hết sức để ngăn chặn dịch bệnh, thay vào đó, họ đã dành rất nhiều thời gian và nhân lực để đối đầu với truyền thông nước ngoài, cử một đội quân mạng đi xóa bình luận. Bản chất thống trị của chính quyền ĐCSTQ chỉ có thể mô tả bằng 4 chữ “vô phương cứu chữa”.
Sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào đầu tháng 12/2019, từ địa phương cho đến chính quyền trung ương của ĐCSTQ, không những che giấu dịch bệnh, bắt giữ các nhân viên y tế truyền bá thông tin về dịch bệnh, mà còn tuyên bố rằng dịch bệnh “có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, không “lây truyền từ người sang người”, khiến dịch bệnh nhanh chóng lan rộng khắp Đại lục và trên thế giới.
Sau khi dịch bệnh vượt khỏi tầm kiểm soát, ĐCSTQ tiếp tục thắt chặt ngôn luận, trắng trợn xóa bài đăng, bắt giữ người để che giấu sự thật về dịch bệnh, lừa dối cộng đồng quốc tế.
Theo Yahoo News, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đang sử dụng thông tin tình báo quân sự để có được thông tin chân thực về dịch bệnh Vũ Hán. Một cựu quan chức an ninh quốc gia giấu tên cho biết, phương pháp của ĐCSTQ trong đối phó với dịch bệnh đã buộc Hoa Kỳ phải sử dụng gián điệp.
Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ chủ yếu lo ngại rằng, nếu dịch bệnh phát triển thành một bệnh truyền nhiễm toàn cầu, nó có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh và sự ổn định của Hoa Kỳ, thậm chí là cả thế giới. Trong dịch Ebola ở Tây Phi vài năm trước, các cơ quan an ninh Hoa Kỳ đã sử dụng các gián điệp trên quy mô lớn để thu thập thông tin về bệnh truyền nhiễm.
Minh Huy (Theo NTDTV)