Tinh Hoa

Ngư dân bắt gặp trận “tử chiến” giữa cá mặt quỷ và rắn biển ngoài đại dương

Mới đây, một ngư dân đã tình cờ bắt gặp cảnh tượng rắn biển siêu độc và cá mặt quỷ đang “tử chiến” dưới biển.

Theo ghi nhận từ BBC, một ngư dân có tên Rick Trippe hôm 27/8 đã phát hiện cá mặt quỷ và rắn biển đang “quyết đấu” ở vùng biển ngoài khơi Darwin Harbour, thuộc Bắc Australia. Anh đã tình cờ nhìn thấy vụ việc trong khi dò tìm kho báu một tàu chiến bị đắm từ thế chiến thứ 2.

Rick Trippe là một người rất am hiểu về động vật biển, do đó không khó để anh xác định được 2 con vật. Một là rắn hổ biển cực độc thuộc họ Hydrophis elegans. Trong khi chú cá mặt quỷ cũng sở hữu rất nhiều gai chứa chất độc trên cơ thể.

Tôi phát hiện chúng đang đánh nhau. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi đã can thiệp bằng cách bóp cổ con rắn và nó nhả con cá. Tuy nhiên, chúng tiếp tục lao vào nhau khi được thả ra. Có vẻ như con rắn thắng thế, nhưng nó cũng chết ngay sau đó do nọc độc của con cá ngấm vào”, Rick Trippe cho biết.

Anh cũng nói rằng con rắn có kích thước khá lớn và dài khoảng 2 mét. Trong khi đó, con cá nổi bật với 13 chiếc gai trên lưng và tất cả chúng đều có độc. Nọc độc của loài cá này có thể khiến một người trưởng thành tử vong trong 2h nếu không mang đến bệnh viện kịp thời.

Cá mặt quỷ hay còn gọi là cá mang ếch, cá mao ếch, tên khoa học là Synanceia. Đây là loài cá có bề ngoài dữ tợn nhưng lại có giá trị ẩm thực vì thịt chúng ăn ngon, đặc biệt là món nướng.

Chiều dài tối đa của cá mặt quỷ khoảng gần 1 mét. Tuy nhiên, ở một số nước như Việt Nam, cá mặt quỷ có kích thước nhỏ hơn, khoảng 20 đến 50 cm, trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/con.

Cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng mang độc tố và độc có thể tồn tại nhiều ngày sau khi cá chết. Khi vây cá đâm vào con người, độc tố sẽ tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và làm hệ cơ trơn của tim ở người: sưng to, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở rối loạn…

Theo SKCĐ