Nhà thơ Lý Bạch từng nói: “Sống là khách qua đường, chết là khách hồi hương, âm dương hai quán trọ, hai đầu đều bi thương”. Cuộc sống ngắn ngủi, thời gian giống như bóng câu lướt qua khe cửa, khiến người ta cảm thấy chán nản u sầu, vậy mà một số người còn gặp phải rất nhiều thăng trầm và muộn phiền trong cuộc sống. Rốt cuộc lý do ấy là gì?
Trong khoảng hai đến ba mươi năm qua, giới tâm lý học, y học phương Tây đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về luân hồi chuyển thế. Phương pháp nghiên cứu chính là đưa những người được chọn vào một thí nghiệm thôi miên, điều này cũng tương tự như trong thiền định của nhà Phật, để người đó hồi tưởng, sống và trải nghiệm lại từng kiếp, thậm chí là đứng giữa ranh giới của thế giới luân hồi.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, cuộc đời của mỗi người, thực ra đã được an bài từ trước khi họ sinh ra bởi một sinh mệnh tối cao hơn, và sự an bài này là ước định mà chính người đó trước khi chuyển thế đã tự nguyện đồng ý.
Tiến sĩ Michael Newton đã sử dụng các phương pháp thôi miên để nghiên cứu về thế giới tâm linh giữa các lần luân hồi chuyển thế. Ông đã đứng ra dẫn chứng nhiều ví dụ trong 2 cuốn sách “Hành trình của linh hồn” (Journey of Souls) và “Định mệnh của linh hồn” (Destiny of Soul).
Sau đó ông đã phát hiện, nếu một người kiếp sau được an bài sẵn là chết vì bạo bệnh, bị sát hại hoặc thảm họa, thì người đó thường được thông báo trước trước khi luân hồi. Thật ra, mọi bi kịch trong thế giới này đều không phải ngẫu nhiên tồn tại, mà mọi thứ đều đã có nhân duyên định sẵn.
Mục đích của những sắp xếp này thường là để trả nghiệp của người đó ở kiếp trước, hoặc là để tôi luyện linh hồn trong đau khổ, thậm chí là để mang lại cho người khác cơ hội thăng hoa trong nghịch cảnh.
Từng có một trường hợp như sau: Kiếp trước của người tham gia thí nghiệm này đã chết trong một trại tập trung của Đức Quốc xã. Linh hồn người này cùng ba linh hồn nữa tự nguyện luân hồi thành phụ nữ Do Thái. Năm 1941, họ bị bắt từ Munich đến trại tập trung ở Dachau và bị nhốt trong cùng một doanh trại. Những điều này cũng là do số phận đã định sẵn.
Cô gái tham gia thí nghiệm đã phải làm công việc chăm sóc cho những đứa trẻ và giúp chúng sống sót trong trại tập trung. Đến năm 1943, cô đã chết khi chỉ mới 18 tuổi, hoàn thành sứ mệnh của mình một cách dũng cảm.
Lại một trường hợp khác, kiếp trước của một người tham gia thí nghiệm là phụ nữ, cô ấy đã chết tại một nông trường ở Texas sau 2 năm kết hôn. Trước khi luân hồi, cô được phép chọn một trong 3 cái chết ở kiếp tiếp theo: một là bị trúng đạn lạc trong vụ xả súng giữa hai người say; hai là ngã ngựa chết; ba là chết vì đuối nước. Kiếp này cô đã chọn cách đầu tiên để rời khỏi trần thế.
Lý do khiến cô chọn rời khỏi trần thế sau khi kết hôn 2 năm, là vì để chồng cô phải trải qua nỗi đau mất đi người yêu, hoàn trả nghiệp chướng từ kiếp trước mà anh ta phạm phải, đồng thời học được một bài học đắt giá. Sự lựa chọn của người phụ nữ này hoàn toàn là để người chồng trả nghiệp và trở nên tốt đẹp hơn.
Trong những trường hợp như vậy, tác giả tuyệt đối không có ý nói rằng, khổ nạn của một người đều là định mệnh, nên không cần phải cảm thông hay đồng tình. Trái lại, con người đều cần phải có nghĩa vụ dốc sức, dốc lòng trấn áp cái ác, phát huy cái thiện, bảo vệ công lý và duy trì sự thiện lương.
Những người vô cảm, thấy chết không cứu, thậm chí cười trên nỗi đau của người khác, ném đá giấu tay, chắc chắn sẽ phải gánh tội lỗi mà họ đã gây ra trong kiếp sau.
Còn từ một góc độ cao hơn nữa mà xét, chúng ta có thể thấy rằng mọi việc trên đời đều đã có an bài từ trước, tuyệt đối không có chuyện ngẫu nhiên. Đây là lý do tại sao có những người khi đã tu luyện đến một mức độ nhất định nào đó, họ sẽ có thể nhìn thấu được những sắp xếp này và dự đoán tương lai. Đây cũng là công năng mà số phận đã định đoạt sẵn.
Chúc Di (Theo Secret China)