Tinh Hoa

Nghiên cứu khoa học: Trải nghiệm kiến Thần tự phát đem lại lợi ích lâu dài cho sức khoẻ tinh thần

Hàng ngàn năm qua, con người vẫn lưu truyền những câu chuyện được tiếp xúc với Thần Phật khiến họ khắc cốt ghi tâm. Theo nghiên cứu gần đây, những trải nghiệm này còn giúp họ cải thiện sức khỏe tinh thần như gia tăng sự mãn nguyện hay tìm được mục đích, ý nghĩa trong cuộc sống.  

Nhiều người trên thế giới kể rằng họ đã được tiếp xúc với các vị thần. (Ảnh minh họa qua Taringa!)

Trong một cuộc khảo sát, hàng ngàn người cho biết đã có những trải nghiệm tiếp xúc với Chúa Trời hoặc các vị thần. Những trải nghiệm này có thể đến một cách tự nhiên hay dưới tác dụng của một số chất kích thích tinh thần, như các loại nấm thức thần có chứa psilocybin,...

Từ kết quả thu được, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Johns Hopkins báo cáo có hơn 2/3 người tự nhận là vô thần đã từ bỏ niềm tin “vô thần” của mình sau trải nghiệm đó, bất kể là tự phát hay trong khi đang dùng một loại chất kích thích thần kinh.

Chưa hết, các nhà nghiên cứu còn cho biết phần lớn những người được hỏi nhận thấy những thay đổi tích cực trong sức khoẻ tâm lý của họ, ví như sự mãn nguyện, tìm được mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, ngay cả nhiều thập kỷ sau trải nghiệm đó. Các kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí khoa học PLOS One. Chúng đã bổ sung bằng chứng cho thấy những trải nghiệm tâm linh như vậy có thể có tác dụng chữa bệnh.

Mục đích của nghiên cứu này, thứ nhất, là để so sánh một cách hệ thống và chính xác những báo cáo trải nghiệm kiến Thần tự phát với những ca sử dụng các chất kích thích tinh thần. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Roland Griffiths, giáo sư khoa học về bệnh học tâm thần và hành vi tại Trường Đại học Y Johns Hopkins nói:

Những câu chuyện của con người kể về những lần được nhìn thấy Thần Phật hoặc đại diện của Chúa Trời đã lưu truyền hàng nghìn năm nay, và chúng có thể đã hình thành nên cơ sở cho rất nhiều tôn giáo trên thế giới.

Mặc dù y học hiện đại của Phương Tây không xem những trải nghiệm ‘tinh thần’ hay ‘tôn giáo’ là một công cụ để ứng phó với bệnh tật, nhưng những phát hiện của chúng tôi cho thấy những lần trải nghiệm này thường đem tới những cải thiện về sức khoẻ tinh thần“.

Những bằng chứng từ các giai thoại lịch sử được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay về những ích lợi sức khỏe đã khiến nhóm nghiên cứu quyết tâm tìm hiểu những giá trị, và cả những mặt hạn chế, nếu có, của những lần gặp mặt kể trên. Trong nghiên cứu mới của mình, họ sử dụng dữ liệu từ 4.285 người trên thế giới đã trả lời một trong 2 bản khảo sát trực tuyến về những lần được thị kiến Thần Phật.

Những trải nghiệm tâm linh thường giúp người ta cải thiện sức khỏe tinh thần và tìm được mục đích, ý nghĩa trong cuộc sống. (Ảnh qua Fiteria)

Bộ câu hỏi khảo sát yêu cầu những người tham gia nhớ lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của họ về các vị thần hay Thiên Chúa,… họ cũng được hỏi về cảm xúc với trải nghiệm trên và liệu nó có thay đổi cuộc sống của họ hay không và như thể nào.

Khoảng 69% người tham gia là đàn ông, 88% là người da trắng. Trong số những người sử dụng chất kích tích tinh thần, 1.184 dùng nấm thức thần, 1.251 dùng LSD, 435 dùng ayahuasca (một loại thực vật có thể lên men với nguồn gốc từ văn hoá thổ dân châu Mỹ La tinh) và 606 người nói họ dùng DMT, một hợp chất thiên nhiên có trong một số thực và động vật.

Trong số những người tham gia, 809 nói rằng họ không sử dụng thuốc, còn 3.476 nói có. Độ tuổi trung bình của người tham gia là 38. Những người dùng chất kích thích cho biết trải nghiệm của họ diễn ra ở tuổi trung bình 25, trong khi nhóm kia cho biết trải nghiệm tự phát của họ diễn ra ở tuổi trung bình nhiều hơn 10 tuổi.

Dưới đây là những phát hiện chính:

Griffiths nói:

“Tiếp tục khám phá những trải nghiệm này có thể cung cấp những cách hiểu mới về tôn giáo và các tín ngưỡng đã định hình nên văn hoá của con người từ thuở hồng hoang”.

Griffiths và nhóm nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu được thực hiện dựa trên những câu trả lời cho bảng câu hỏi, một phương pháp có thể kèm theo khả năng trả lời thiên vị hay không chính xác từ những người tham gia. Họ không khuyến khích mọi người dùng các chất gây ảo giác không chỉ vì lý do luật pháp, mà còn vì các rủi ro hành vi liên quan đến sự đánh giá sai lạc dưới tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó là những hậu quả tâm lý tiêu cực khác, đặc biệt là với những người non nớt hoặc khi trải nghiệm không được đảm bảo an toàn từ những hướng dẫn tiêu chuẩn.

Thêm vào đó, Griffiths nói:

Chúng tôi muốn làm rõ rằng nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào trải nghiệm của con người chứ không đưa ra ý kiến gì về sự tồn tại hay không tồn tại của Chúa. Chúng tôi không cho rằng khoa học có thể giải quyết triệt để được vấn đề này“.

Hạ Chi (Theo Vision Times)

Xem thêm: