Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tranh luận về thứ đã giết chết những động vật lớn cổ xưa như voi ma mút hay loài tatu khổng lồ. Các động vật có vú lớn nhất từng lang thang trên Trái Đất đều bị xóa sổ trong 80.000 năm qua, và đã tuyệt chủng hơn 10.000 trước đây. Có rất nhiều sự giải thích cho lý do này.
“Như những gì chúng tôi nghĩ, nghiên cứu này đã đưa ra quyết định cuối cùng cuộc tranh luận trong 50 năm, con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tuyệt chủng của các siêu động vật”. (Ảnh chụp màn hình Youtube)
Biến đổi khí hậu, một tiểu hành tinh hay sao chổi, bệnh tật hay là những thợ săn là nguyên nhân gây nên sự tuyệt chủng của chúng?
Các nhà khoa học từ Đại học Exeter và trường Đại học Cambridge đã tuyên bố rằng nghiên cứu của họ đã giải quyết cuộc tranh luận kéo dài, và phát hiện này không hề gây ngạc nhiên. Các nhà nghiên cứu đã để ý rất kỹ vào dữ liệu, và mô tả chi tiết kết luận của họ trong bài báo đã được công bố trên tạp chí Ecography.
Lewis Barlett, tác giả dẫn đầu nghiên cứu này nói rằng bằng cách sử dụng phân tích thống kê, nó đã giúp giải quyết được bí ẩn vượt ngoài cả cuộc tranh luận. Nghiên cứu kết luận rằng con người là lực lượng chính gây nên sự tuyệt chủng của các loài động vật, mặc dù biến đổi khí hậu cũng có thể đóng một vai trò lớn.
Con người đã gây nên sự tuyệt chủng của các loài động vật tiền sử khổng lồ, các nhà nghiên cứu nói:
Các nhà nghiên cứu đã lập hàng ngàn trường hợp kết hợp với thời gian mà mỗi loài được cho là đã tuyệt chủng, và sau đó làm điều tương tự với các thời điểm con người đi đến các châu lục và hải đảo khác nhau trên thế giới. Tiếp theo, những dữ liệu này được so sánh với khí hậu tái tạo trong khoảng 90.000 năm trước.
Theo tờ Science Daily (Khoa học hằng ngày), việc kiểm tra các khu vực khác nhau trên toàn thế giới theo từng trường hợp, họ tìm thấy sự trùng hợp giữa việc con người di chuyển tràn lan và sự tuyệt chủng của các loài vật, điều đó cho thấy con người là nguyên nhân chính gây ra sự tuyệt chủng. Tuy nhiên, ở một số vùng trên thế giới – chủ yếu là châu Á – họ tìm thấy những mẫu không thể giải thích được bằng cả hai yếu tố này và đã kêu gọi tập trung làm lại khu vực bị lãng quên này để nghiên cứu thêm.
Bartlett nói trong một thông cáo báo chí Exeter: “Đúng như những gì chúng tôi nghĩ, nghiên cứu này đã đưa ra kết luận cuối cùng chấm dứt cuộc tranh luận trong 50 năm, con người là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tuyệt chủng của các loài động vật lớn“.
“Cái mà chúng ta không biết là liệu những người định cư đầu tiên đã gây nên sự tuyệt chủng này. Họ giết chết chúng để làm thức ăn, do việc sử dụng lửa, hay là chúng bị đuổi ra khỏi môi trường sống của mình? Phân tích của chúng tôi không thể giải thích được điều đó, nhưng chúng tôi có thể nói rằng sự tuyệt chủng là do hoạt động của con người hơn là biến đổi khí hậu. Nó đã vạch trần những chuyện hoang đường rằng người tiền sử hòa hợp với thiên nhiên.“
Tiến sĩ Andrea Manica của Đại học Cambridge là người giám sát luận án. Ông nói: “Trong khi những mô hình của chúng tôi giải thích rất tốt thời gian và mức độ tuyệt chủng cho hầu hết các nơi trên thế giới, lục địa châu Á vẫn còn là một bí ẩn. Theo những hồ sơ về hóa thạch, khu vực này chịu ảnh hưởng rất thấp của cuộc tuyệt chủng. Việc hiểu tại sao các động vật lớn ở lục địa châu Á có thể hồi phục là câu hỏi lớn tiếp theo“.
Tôi chắc rằng điều này vẫn sẽ còn được tranh luận trong nhiều năm tới. Bạn nghĩ sao? Có phải con người đã giết chết những con vật này?
Thanh Phong dịch từ Vision Times