Những tác phẩm nghệ thuật thường phản ánh thế giới nội tâm của người nghệ sĩ. Nếu là một người tích cực, có nội tâm thuần khiết thì tác phẩm của họ cũng sẽ mang đến những thông điệp tích cực, chính diện cho người xem và ngược lại. Câu chuyện của nghệ sĩ người Argentina dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn điều này.
Là một nghệ sĩ, tôi có thể nói rằng những người nghệ sĩ đích thực sẽ bộc lộ bản ngã của họ ra, và qua đó ta có thể nhìn thấy được thế giới nội tâm, tư tưởng, cảm thụ và tình cảm của họ qua các tác phẩm; qua đó có thể thấy, khi nội tâm của tôi có cải biến, tác phẩm nghệ thuật của tôi cũng phát sinh biến hóa.
Tôi nhớ khi còn nhỏ mình cũng từng có nhiều suy nghĩ và băn khoăn về lý do, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống. Những câu hỏi theo chủ nghĩa hiện sinh này luôn tồn tại suốt thời niên thiếu rồi kéo dài mãi cho đến lúc tôi trưởng thành, và trở thành một sinh viên mỹ thuật.
Tôi bắt đầu sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, đồ vật, tranh, và nội dung liên quan đến những chủ đề đó. Mặc dù tôi đã học, tìm kiếm kiến thức, đọc sách và rèn luyện bản thân theo những thứ này, nhưng tôi chưa bao giờ tìm được câu trả lời cho những mối bận tâm đó.
Một chủ đề lớn trong tác phẩm nghệ thuật của tôi vào thời điểm đó là sự trống rỗng, một loại trống rỗng hiện hữu, mang sắc thái tiêu cực và huyễn hoặc. Chúng liên quan đến các vật thể như “búp bê”, một số đã bị biến dạng hoặc bị đốt cháy, các thí nghiệm khoa học thất bại, công nghệ nhân bản, thành phố tương lai trong đống đổ nát, v.v..
Lúc đó, hội họa không phải là ngành học mà tôi yêu thích, nhưng tôi thích hội họa đơn sắc, nghệ thuật sử dụng dây điện tạo thành các vật thể, tìm các loại vật thể trên đường để chắp vá tổ hợp, điêu khắc sử dụng các mối hàn. Đó là một loại mỹ thuật lạnh lẽo, khô cứng và có màu sắc thống khổ.
Tôi không nhớ rõ lắm đó là năm nào, có lẽ là vào năm 2007, một người bạn của tôi đã tặng tôi một tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp. Lúc đầu, tôi cũng không để tâm tới nó lắm. Ít lâu sau, tôi lên mạng và tìm được một điểm luyện công gần nhà mình, tôi đã đến và tham gia. Ngay sau đó, tôi bắt đầu đọc cuốn sách Pháp Luân Công, rồi tới cuốn Chuyển Pháp Luân.
Đó là khi thứ gì đó trong tôi bắt đầu thay đổi. Đôi lúc tôi nghĩ không có lời nào để diễn tả Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại như thế nào, hay Pháp đại biểu cho điều gì trong từng không gian. Nhưng tôi có thể nói rằng Đại Pháp đã bắt đầu thay đổi tư duy của tôi, cách tôi nhìn cuộc sống, và hầu như trong vô thức tôi đã bắt đầu nảy ra những câu trả lời mà tôi vẫn luôn tự hỏi mình và chưa tìm ra được đáp án tới tận bây giờ.
Những thay đổi này, dĩ nhiên, cũng thay đổi mối quan hệ của tôi với nghệ thuật, cách tôi nhìn nó, và cách tôi hiểu nó, cũng như các tác phẩm của tôi giờ cũng khác với trước đây.
Vì vậy, từng chút một, nội dung các tác phẩm nghệ thuật của tôi dần thay đổi, nó truyền tải một bộ phận tinh thần của sinh mệnh và bỏ lại phía sau ảo tưởng về ngày tận thế, sự suy đồi và thống khổ. Thế là, màu sắc cũng tiến vào bên trong các tác phẩm hội họa của tôi. Nội dung tác phẩm bắt đầu trở nên tinh khiết và chính diện.
Rõ ràng là thay đổi đó chính là nhờ những thay đổi ở bên trong bản thân tôi, vì tôi đã bước đi trên con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các tác phẩm của tôi trở nên có màu sắc thay vì không màu như trước đây, một không gian mà tôi chưa từng khám phá trước đây.
Dần dần tôi nhận ra rằng qua các tác phẩm của mình, tôi có thể truyền tải một thông điệp tích cực tới những người khác, và qua thủ pháp hiện thực, tôi mô tả những bối cảnh đặc trưng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ví dụ, những cuối tuần ở khu phố người Hoa nơi các học viên nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, luyện công, hoặc tham gia mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Ngoài ra, một vài tác phẩm nhấn mạnh về cuộc bức hại Đại Pháp ở Trung Quốc, vài tác phẩm thì triển hiện sự thần thánh của Đại Pháp.
Tôi muốn nói rõ một chút, là tôi tu luyện Đại Pháp đã gần 10 năm. Tôi cảm thấy là một nghệ sĩ thì nhất định cần truyền tải những gì tốt đẹp và ngay chính. Khi nhìn lại quá khứ, các tác phẩm nghệ thuật của tôi có thay đổi vô cùng tốt.
Tôi biết rằng chất lượng hay kết quả của những tác phẩm này đều luôn bắt nguồn từ tu luyện của bản thân, việc kiên trì hướng về phía trước, tiến mỗi bước mỗi ngày, đều không phải là chuyện dễ dàng. Không còn nghi ngờ gì nữa, Pháp Luân Đại Pháp đã tạo ảnh hưởng đến tôi và thể hiện qua những gì tôi làm.
*****
Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện cổ xưa của Phật gia, do ông Lý Hồng Chí, Sư Phụ của pháp môn sáng lập và lần đầu tiên truyền xuất ra công chúng tại Trung Quốc năm 1992. Pháp môn lấy việc đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo việc tu luyện.
Chỉ thông qua người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay Pháp môn đã được phổ truyền trên 114 quốc gia trên thế giới với hơn 100 triệu người theo học. Mặc dù được công nhận và chào đón bởi chính phủ và người dân của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Canada, Mỹ, Úc, Ukraina, Ấn Độ…, nhưng tại Trung Quốc, môn tu luyện đã bị đàn áp khốc liệt kéo dài 18 năm qua.
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Rất nhiều người đã bị bắt giữ, tra tấn, thậm chí bị giết để cướp nội tạng chỉ vì niềm tin của mình.
Bài liên quan:
Theo Minh Huệ