“Ngày tàn của các tập đoàn Trung Quốc?”, 1 bộ phim tài liệu được ghi lại tại Thần Phủ, thành phố phía Đông Bắc Trung Quốc – là một trong những minh chứng cho nền kinh tế sa sút nghiêm trọng của đất nước đông dân nhất thế giới này.
Trong nhiều thập kỷ, sức mạnh nền kinh tế của Trung Quốc đã đưa kinh tế thế giới thoát khỏi sự tiến bộ ì ạch. Sự trỗi dậy lớn mạnh biến Trung Quốc thành quốc gia đáng chú ý nhất trên thế giới và các nhà lãnh đạo Trung Quốc tự hào nói với thế giới rằng họ đã xoay sở để đưa hơn 600 trăm triệu người dân thoát khỏi nghèo đói chỉ trong vài thập kỷ.
Tuy nhiên thời kỳ bùng nổ quá đà: Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực suy giảm và các vết nứt trong hệ thống phát triển đang dần xuất hiện. Cùng với sự suy giảm của nền kinh tế, hàng nghìn tòa nhà đang xây dựng trên khắp cả nước phải dừng lại biến các vùng đất trở thành “thị trấn ma”.
Thần Phủ rộng 22 km vuông, từng là 1 vùng đất nông nghiệp màu mỡ, được quy hoạch cho các dự án nhà cao tầng. Tuy nhiên, đến nay các công trình đã ngừng thi công, các toà nhà xây dựng dang dở bị bỏ hoang biến Thần Phủ trở thành một “thị trấn ma” hoang tàn.
Tại Thần Phủ, các nhà quy hoạch địa phương đã chi 16 triệu USD để xây dựng cấu trúc thép 60 tầng với tên gọi “Bánh xe cuộc sống”, mục đích để thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, các nhà quy hoạch đã không lường trước được nền kinh tế của Trung Quốc sẽ có lúc bị ngưng trệ, ngân sách cạn kiệt, dự án bị bỏ dở.
Trong một lời thú nhận hiếm có, cố vấn chính phủ Trung Quốc cho biết các nhà hoạch định khu vực phía Nam như tỉnh Vân Nam hay phía Bắc như tỉnh Hắc Long Giang đã tạo ra những “chính sách tiền tệ sai lầm”.
Nhà kinh tế học Anne Stevenson-Yang gọi đó là “sai lầm cực kỳ lớn”: “Thấm ướt ngón tay của bạn và đưa vào trong gió tìm 1 dự án vô ích ở Trung Quốc”.
Trong hơn 20 năm qua, Stevenson-Yang đã đi khắp Trung Quốc. Những chuyến đi đưa bà qua nhiều vùng đất lạ lùng hàng nghìn hecta nhà cao tầng bỏ trống, những bản sao của Manhattan và Paris. “Đó là một sự điên loạn mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy ở những nơi khác trên thế giới và bạn phải suy nghĩ rằng điều đó sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng thật sự sẽ không thể nhìn thấy ở những nơi khác”, bà nói.
Với 2 tỷ mét vuông nhà ở biến thành đất hoang xây nhà bỏ không, là điều các nhà kinh tế lo sợ nhất. Năm 2005, Trung Quốc nợ 164% tổng sản phẩm quốc nội, nhưng đến thời điểm này, nó gần như đã tăng gấp đôi. Các núi nợ nần tăng chồng chất nhanh hơn sự phát triển của nền kinh tế. Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường cho biết chính phủ đang phải cố gắng giải quyết các món nợ.
Mặc dù, cuộc khủng hoảng nợ nần đang càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục khuyến khích người dân vay vốn đầu tư, mua thêm nhiều bất động sản và rõ ràng ngân sách đã vượt quá mức hỗ trợ. Mua bất động sản ở Trung Quốc đã từng là một khoản đầu tư an toàn nhất, nhưng khi bong bóng kinh tế vỡ ra ở nhiều thành phố đã biến nhiều người Trung Quốc trở thành những con nợ vĩnh viễn.
Trong nhiều năm, chính phủ Trung Quốc hứa với người dân họ sẽ san sẻ sự thịnh vượng kinh tế, nhưng khi thị trường phát triển chậm và nợ gia tăng, hàng triệu công nhân đang bị vắt kiệt sức lao động.
“Nếu Trung Quốc sẵn lòng từ bỏ sự tăng trưởng thần tốc này, thì nó có thể tránh được nguy cơ sụp đổ và cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng, nhưng nó đã không làm được và nguy cơ là không thể tránh khỏi”, Stevenson Yang nói.
Trong 1 cuộc gặp bí mật của nhà sản xuất với những người thợ mỏ đã đình công, nhiều thợ mỏ đã nói rằng họ cảm thấy đã bị bỏ rơi cùng sự bùng nổ của kinh tế Trung Quốc.
“Chúng tôi những công dân phải làm vất vả tất cả các việc ở Trung Quốc, nhưng thực tế, những người khác, họ lái xe Benz và BMW, còn chúng tôi thậm chí không sở hữu một chiếc xe đạp. Đó là thực tế của chúng tôi. Chúng tôi đang bị mắc kẹt trong những cái mỏ này, tự hỏi chúng tôi sẽ phải chịu đựng như thế nào trong 30 năm tới?”, 1 thợ mỏ nói.
Những công nhân Trung Quốc đang cảm thấy họ bị đối xử bất công. Năm 2015, số lượng người biểu tình lên đến con số cao nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc, chủ yếu là người lao động.
Trong nhiều năm, các cá nhân, công ty và các thành phố của nhà nước đã thực hiện các khoản vay lớn để theo đuổi Giấc mơ Trung Hoa. Bây giờ là thời gian hoàn vốn, nhưng đà suy giảm kinh tế càng ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều người đang gồng mình để trả các khoản nợ của mình.
Toàn bộ các khu phố đã trở thành “thị trấn ma”, các công ty công nghiệp thảnh thơi nhàn rỗi và những người thất nghiệp đang càng ngày càng tuyệt vọng. Quan chức kinh tế chính phủ khẳng định Trung Quốc có đủ ngân sách trong kho bạc để trang trải các khoản nợ xấu, nhưng đối với kinh tế thế giới mà xét khoản tiền này đang báo động tình trạng suy sụp.
Các quan chức thừa nhận sự gia tăng của đất nước từ 1 xã hội nông nghiệp sang nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã để lại nhiều vấn đề “không nên có” và sự phát triển “cực kỳ không đồng đều”. Tuy nhiên, Trung Quốc nhấn mạnh những cải cách của họ vẫn đang được tiến hành và họ sẽ chứng minh những lập luận của các nhà phê bình là sai.
Theo Aljazeera