Hàng năm vào Tết Trung thu, các đệ tử Pháp Luân Công trên toàn thế giới đều gửi lời chúc mừng đến nhà sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí, vì đã giúp họ đạt được thể xác và tinh thần khỏe mạnh, bước trên con đường phản bổn quy chân.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện lấy đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” làm pháp lý chỉ đạo, bao gồm 5 bộ công pháp với các động tác đơn giản dễ học.
Ở khắp nơi trên thế giới, mỗi một học viên Pháp Luân Công đều có những câu chuyện trải nghiệm khác nhau, trong lòng họ đều bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Ngài Lý Hồng Chí. Trong dịp Tết Trung thu này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại câu chuyện tu luyện của các học viên Pháp Luân Công thuộc giai tầng chủ lưu trong xã hội.
Nguyên Phó Giáo sư đại học Thanh Hoa: Khôi phục thần kỳ sau tai nạn xe hơi nghiêm trọng
Tháng 11/2015, bà Vương Cửu Xuân gặp phải một tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Bà bị xe hơi đụng khi đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ, khiến cơ thể bà bị gãy xương nhiều chỗ: “Cả người tôi nằm ở dưới gầm xe, chỉ có cái đầu là thò ra ngoài, xương hai bên mắt cá chân, xương đầu gối đều dập nát, xương cụt gãy lòi ra ngoài”.
Sau khi được đưa vào bệnh viện, 5 chuyên gia hội chẩn cho bà. Kết quả hội chẩn là bắp chân của bà cần phải tiến hành giải phẫu nhiều lần, phải đặt những miếng sắt vào để đỡ xương, và phải nằm viện chữa trị hơn nửa năm, nhưng cũng không thể đảm bảo rằng bà có thể đi lại như trước.
Bà Vương Cửu Xuân trước đây đã từng được nghe những câu chuyện về học viên Pháp Luân Công sau khi bị tai nạn xe nghiêm trọng đã khôi phục thần kỳ, thế là bà quyết định về nhà tu luyện Pháp Luân Công với hy vọng sẽ hồi phục.
Sau khi về nhà bà chăm chỉ đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Công). Lúc mới đầu, mỗi ngày bà đọc một bài giảng, sau này mỗi ngày đọc 2 bài, rồi 3 bài, đồng thời bà cũng luyện công, bà chủ yếu là cử động tay, bởi vì thân thể không nhúc nhích được. Sau 3 tuần bà trở lại bệnh viện khám, bác sĩ không thể tin vào kết quả kiểm tra: “Sao lại có thể hồi phục nhanh như thế này được!”.
Bác sĩ vô cùng ngạc nhiên nói: “Bà đã hồi phục quá tốt rồi! Từ nay bà không cần đến khám nữa”.
Sau khi hồi phục sức khỏe, một lần bà Vương đi ra ngoài đã gặp một người có quan hệ với quan chức đại sứ quán Trung Quốc, người đó thấy bà hồi phục và có thể đi lại thì bội phục nói: “Bà thật phi thường, sao mà bà có thể đi lại được như vậy?”.
Bà Vương Cửu Xuân trả lời: “Là Pháp Luân Công phi thường, là sư phụ của tôi phi thường đó”.
Người đó nói: “Sư phụ của bà thật phi thường”.
Giám đốc chi nhánh Google Trương Tăng Tuấn: Cảm ơn Sư phụ Lý Hồng Chí!
Trương Tăng Tuấn là Giám đốc chi nhánh Google. Những 80, ông là giảng viên tại Đại học Khoa học Kỹ thuật điện tử Tây An, là một “giảng viên trẻ ưu tú”. Năm 1989, ông đến Đại học Colorado tại Boulder (Hoa Kỳ), sau đó ông học thạc sĩ văn bằng 2 tại đây. Ông Trương Tăng Tuấn cũng từng có 2 năm nghiên cứu tại cục hàng không quốc gia Mỹ (NASA), sau đó gia nhập công ty Google với vai trò là giám đốc chi nhánh.
Trong khi sự nghiệp đang thuận buồm xuôi gió, thì ông Trương Tăng Tuấn lại mắc phải chứng đau đầu mãn tính, ông đã tìm đến đủ loại phương pháp trị liệu đều không có hiệu quả. Trong lúc bị giày vò đến thống khổ, ông đã tiếp xúc với Pháp Luân Công, đó là năm 1998. Và thật kỳ diệu, chưa đầy 2 tháng căn bệnh nhức đầu của ông đã hoàn toàn biến mất, từ đó ông không bị đau đầu trở lại nữa.
Vì để giúp nhiều người thu được lợi ích, ông và những người tu luyện Pháp Luân Công đã thành lập một câu lạc bộ tình nguyện hướng dẫn học Pháp Luân Công.
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực Internet rất kịch liệt, nhân sự trong ngành này đa số là những người trẻ tuổi, đều phải đối mặt với thử thách lớn về cả thể lực lẫn tâm lý. Có rất nhiều đồng sự trẻ tuổi đều cảm thấy hiếu kỳ, vì thấy ông đã gần 60 tuổi, vậy mà dưới áp lực công tác lớn như ở đây, ông vẫn luôn giữ được tâm hòa ái. Lúc ấy, ông Trương Tăng Tuấn đã kể cho họ nghe về câu chuyện tu luyện của mình.
Nguyên lý của Pháp Luân Công mặc dù chỉ có ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, nhưng có thể nhắm thẳng vào nhân tâm, chỉ cần tuân theo nhưng điều Sư phụ dạy bảo, học Pháp, luyện công, tu tâm tính, làm một người tốt thực sự, người càng tốt bao nhiêu thì tâm thái càng bình hòa bấy nhiêu.
Trương Tăng Tuấn biểu đạt lòng biết ơn vô hạn đến sư phụ của mình – Ngài Lý Hồng Chí. Ông cũng hy vọng, tất cả những người hữu duyên đều có thể cảm thụ được ân huệ to lớn này.
Trợ lý giáo sư người Đài Loan: Sư phụ của Pháp Luân Công là người thầy vĩ đại nhất!
Hứa Bùi Yến năm 35 tuổi nhận học vĩ tiến sĩ ở Mỹ, sau khi trở về Đài Loan thì hành nghề giảng dạy, trong 10 năm bà đã tìm đến các loại tôn giáo, tìm kiếm chân lý nhân sinh cuộc đời mà không gặp.
Vào một ngày tháng 02/2014, tin tức trên Internet có một bài viết: Học viên Pháp Luân Công tiếp tục không quản gió mưa đến cao ốc 101 nổi tiếng tại Đài Bắc ngồi thiền, ôn hòa kháng nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngừng cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công. Thông thường, bà chỉ liếc mắt nhìn rồi bỏ qua, nhưng lúc đó trong đầu bà lại nảy sinh một ý nghĩ: “Sao nhóm người này lại năm này qua năm khác, ngày ngày ngồi tĩnh tọa kháng nghị, hơn nữa đã kéo dài mười mấy năm rồi”.
Vì thế bà đã quyết tâm tìm hiểu ngọn ngành, bà đánh từ khóa “Pháp Luân Công” trên Internet thì lập tức tìm thấy trang web Minh Huệ, trong đó có đường link dẫn đến cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Đêm hôm đó bà đã thức để đọc cuốn sách này, sau 7 giờ đồng hồ bà đã đọc xong cuốn sách, cũng là lúc trời vừa sáng.
Thời khắc đó, nội tâm của bà vô cùng vui sướng: “Tôi muốn hét lớn lên rằng, tôi tìm thấy Đại Pháp chân chính rồi! chính Pháp là ở đây! Thật sự có chính Pháp! Sư phụ ở đây độ nhân, đang chờ đợi chúng ta!”.
“Khi tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên, thông qua những câu nói xúc tích ngắn gọn của Sư phu mà tôi đã hiểu được thế nào là tu luyện, điều này khiến tôi vô cùng cảm động”.
“Tự đáy lòng tôi biết ơn và bội phục sự từ bi vĩ đại, ân cần chỉ bảo của Sư phụ. Tôi làm công tác nhiều năm trong ngành giảng dạy, trong lòng đã tìm ra được đáp án: Sư phụ là người thầy vĩ đại nhất trên hành tinh này!”.
Nguyên giảng viên Trường Đảng Trung Quốc: Cảm ơn sự từ bi vĩ đại của Sư phụ!
Tống Thành Quốc, nguyên giảng viên Trường Đảng Thành ủy Tam Hà, tỉnh Hà Bắc, là người làm việc cẩn trọng, giáo án và luận văn từng được khen thưởng cấp thành phố, tỉnh.
Tháng 07/1993, Tống Thành Quốc bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi tu luyện, căn bệnh viêm phế quản mãn tính, và bệnh suy nhược thần kinh hành hạ ông trong suốt 10 năm đã không cánh mà bay. Thực hành nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” đã giúp ông ngày càng trở nên chân thành, lương thiện và yêu nghề hơn.
Sau khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông đã bị bắt giam phi pháp 6 lần, bị tẩy não 2 lần, bị giáo dục lao động 2 lần, thời gian ông bị giáo dục lao động là 5 năm 9 tháng. “Quãng thời gian đó tôi chịu thống khổ đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, không có từ ngữ nào có thể miêu tả và hình dung ra được”, ông nói.
Sau khi nếm đủ sự cực khổ đau đớn, ông chẳng những không hận xã hội này, ngược lại còn thấu hiểu, mỗi người sống trong xã hội đều không hề dễ dàng: “Nếu như không có sự từ bi to lớn, uy đức vô lượng của Đại Pháp, tôi khẳng định đã không làm được vậy! Vì vậy, tôi thực sự biết ơn Sư phụ và Đại Pháp”, ông nói.
Trịnh Trì, Bác sĩ khoa nhi Bệnh viện 153 thành phố Liêu Dương tỉnh Liêu Ninh
Trịnh Trì, bản tính lương thiện, sau tu luyện Pháp Luân Công, lại càng biết suy nghĩ cho người khác, xem nhẹ lợi ích của bản thân. Hiện nay, việc bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân hoặc nghĩ cách để kiếm tiền đã trở thành một điều hết sức bình thường, nhưng Trịnh Trì thì lại khác, ông chưa từng nhận tiền của bệnh nhân, ông nói: “Ai cũng khó khăn. Bác sĩ vốn là phải chăm sóc người bệnh, bệnh nhân họ đã là người rất không may rồi, không thể làm họ khốn khổ thêm”.
Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, Trịnh Trì lên gặp chính quyền tỉnh Liêu Ninh khiếu nại, sau khi trở về ông đã bị đình chỉ công tác không phát lương. Năm 2002, ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công khốc liệt hơn nữa, ông vì đưa tài liệu nói rõ sự thật cho mọi người nên đã bị cảnh sát đuổi bắt, phải sống cuộc sống lưu lạc.
Năm 2005 năm, Trịnh Trì quyết định rời Trung Quốc. Ông phải rất khó khăn mới đưa ra được quyết định này: “Tôi lưu luyến đất nước của mình, nhưng không thể không đi”.
Mặc dù trải qua những năm tháng trường kỳ bị hãm hại, nhưng Trịnh Trì vẫn không nảy sinh tâm thù hận, ông không oán hận bất kỳ ai. “Chỉ cảm thấy họ thật đáng thương”, Trịnh Trì trầm lặng nói. Trịnh trì bày tỏ sự biết ơn đối với Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp, đã giúp ông biết được thế nào là làm người tốt, và tốt hơn nữa.
Nữ cảnh sát Trung Quốc: Cho dù là đi trên mũi đao thì con cũng nhất định đi con đường này
“Từ một cảnh sát giáo dục lao động, từng làm công việc chuyển hóa học viên Pháp Luân Công đến đồng cảm, tiếp nhận môn tu luyện, rồi trở thành học viên Đại Pháp, trải nghiệm của Thôi Hội Phương là chứng cớ, cũng là thần tích…”, đây là câu mà luật sư nhân quyền Trung Quốc Lê Hùng Binh viết trong “Hội kiến tiểu ký” của mình.
Thôi Hội Phương, nguyên là cảnh sát trại giáo dục lao động thành phố Giai Mộc Tư. Cô trong khi công tác tại trại giáo dục lao động Giai Mộc Tư, từng tham dự bức hại học viên Pháp Luân Công. Nhưng sau khi chứng kiến phong thái, nhân cách của những học viên tu “Chân, Thiện, Nhẫn”, cô đã bị thuyết phục và bước vào tu luyện Pháp Luân Công.
Thôi Hội Phương kể lại: “Có một ngày trong lúc tôi đi giám sát trong trại giáo dục lao động, thấy một bà lão khoảng 70 tuổi đang luyện công, tôi vô cùng tức giận dùng tay đánh bà, nghĩ thầm: ‘Còn dám luyện công ở đây?’. Bởi vì đòn đánh rất mạnh, nên bà lão bị đẩy lui về phía sau và ngã vào giường sắt. Các đệ tử Pháp Luân Công ở xung quanh xúm đến đỡ bà dậy. Nhưng bà lão đã gắng hết sức tự đứng dậy nói: ‘Thực xin lỗi vì đã làm quản giáo tức giận’. Lúc ấy nội tâm tôi rất xúc động: ‘Điều gì khiến bà ta thiện lương như vậy?'”
Từ đó cô nguyện ý tiếp xúc nhiều hơn với các học viên Pháp Luân Công. “Trong lúc nói chuyện với họ, tôi đã hiểu được, họ nhờ tu luyện Pháp Luân Công mà thể xác và tinh thần biến hóa, trong họ có người trước đây từng bị ung thư nhưng nhờ thông qua luyện công mà đã thoát chết; có người vợ chồng bất hòa đến mức gần ly hôn, sau khi tu luyện nhờ tâm tính thay đổi mà gia đình đã trở nên thuận hòa. Cũng có người là quan chức, có người là trí thức, hoặc vợ của quan chức v.v.”
“Một lần tình cờ, tôi nhặt được vài cuốn kinh văn của Sư phụ Lý Hồng Chí, đến ngày nghỉ tôi ở nhà xem, càng xem càng cảm thấy Pháp Luân Công là pháp chân chính, là dạy người ta hướng thiện. Đọc thêm nữa thì thật sự cảm thấy Pháp Luân Công đã bị phỉ báng oan, nên họ mới đến Bắc Kinh để nói lời công đạo.
Rồi trong tâm tôi lại phản đối, sao lại như thế này, mình là cảnh sát, mình còn có công việc, còn có gia đình! Thông qua việc liên tục đọc các sách của Pháp Luân Công, tôi đã hiểu ra rằng thế nhân đều là vì Đại Pháp mà đến. Sau khi minh bạch tôi nghĩ mình cũng muốn bước trên con đường tu luyện, tôi muốn làm một ‘thượng sĩ’, và tôi cũng biết rõ trong hoàn cảnh khủng bố nghiêm trọng như thế này, mình sẽ phải đối mặt với những gì”.
“Tôi tự đáy lòng phát nguyện nói: Cho dù là đi trên mũi đao thì con cũng nhất định đi con đường này”.
“Sáng tỏ pháp lý của Đại Pháp, tôi biết rõ mình sẽ phải làm gì, vứt bỏ quá khứ bất lương, tôi không ăn nói thô tục nữa, không đánh phạm nhân nữa, không đi chơi mạt chược nữa, tình tính hung dữ cũng được chỉnh lại. Sự thần kỳ của Đại Pháp triển hiện ra trong những trải nghiệm của tôi, tất cả bệnh tật của tôi biến mất lúc nào không biết, mỗi ngày tôi đều được sống trong niềm hân hoan khó tả”.
Theo Epoch Times