Tinh Hoa

Ngắm ‘siêu nguyệt thực’ tại các nước

Ngày 4/6 (giờ Việt Nam), người dân khắp nơi trên thế giới đã được chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn kỳ thú: “siêu nguyệt thực”.

Theo tạp chí National Geographic (Mỹ), “siêu nguyệt thực” là trường hợp nguyệt thực một phần trùng với thời điểm xảy ra siêu trăng. Lúc này Mặt trăng sẽ tới cận điểm – vị trí gần địa cầu nhất, với khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất lúc đó là 358.482 km.

Theo Vietnamplus, tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát được nguyệt thực một phần vào khoảng 18 giờ 30 ngày 4/6, khi mặt trăng mọc ở chân trời phía Đông. Tuy nhiên, đến thời gian nêu trên, do thời tiết xấu có nhiều mây mù nên các bạn trẻ tại Công viên Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) đã nuối tiếc khi không xem được hiện tượng này.

Dưới đây là hình ảnh “siêu nguyệt thực” tại các nước hôm 4/6/2012:

Siêu nguyệt thực trên bầu trời thành phố Sydney, Úc với quang cảnh Mặt trăng bị bóng tối Trái đất che khuất khoảng 37%. Ảnh: Getty Images

Siêu nguyệt thực trên bầu trời thủ đô Manila, Philippines hôm 4-6. Các nhà thiên văn học cho biết hôm 4/6, người dân tại Úc, Đông Á và các đảo Thái Bình Dương quan sát được siêu nguyệt thực sau khi mặt trời lặn, còn Bắc và Nam Mỹ quan sát hiện tượng này trước bình minh. Ảnh: AP

Siêu nguyệt thực trên bầu trời thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi, Nhật hôm 4/6. “Đây là hiện tượng thiên văn hiếm bởi siêu nguyệt thực chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian từ 10 tới 12 năm”, ông Mark Hammergren, nhà thiên văn học làm việc tại Trung tâm Thiên văn Adler, thành phố Chicago, Mỹ nói trên National Geographic. Ảnh: AP

Nguyệt thực một phần trên bầu trời thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 4-6. Ảnh: Tân Hoa Xã

Ngắm nguyệt thực một phần tại thành phố Billings, bang Montana, Mỹ hôm 4/6. Ảnh: Meggan Wood/Space.com

Quang cảnh xảy ra nguyệt thực một phần tại thành phố Maricopa, bang Arizona, Mỹ hôm 4/6. Ảnh: Rob Sparks/Space.com

Đây là hiện tượng nguyệt thực một phần được nhìn từ thành phố Pocatello, bang Idaho, Mỹ hôm 4/6. Ảnh: Uncle Ed/Space.com

Siêu nguyệt thực hôm 4/6 được quan sát ở đảo Oahu, quần đảo Hawaii, Mỹ. Ảnh: Kalani Pokipala/Space.com

Thiên Nhiên

Theo VietnamNet