“Nếu họ không thực hiện, chúng tôi sẽ phải áp dụng biện pháp trừng phạt”, người phát ngôn của Cơ quan giám sát thông tin liên lạc Nga tuyên bố.
Thông tin trên Reuters do PhoneArena dẫn lại, 3 trong số các “gã khổng lồ” trên internet đã nhận được thông báo chính thức từ Roskomnadzor – Cơ quan giám sát thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông đại chúng và công nghệ thông tin tại Nga, trong đó bao gồm tất cả mọi thứ trong lĩnh vực viễn thông và internet.
Cơ quan này đã gửi thư đến Google, Twitter và Facebook để nhắc nhở họ phải tuân theo pháp luật. Trong đó, yêu cầu các công ty trên truyền tải dữ liệu trên những blogger của người Nga có hơn 3.000 độc giả mỗi ngày, và phải đóng cửa các website hoặc các trang mà Roskomnadzor cho là phục vụ “những cuộc biểu tình không được thừa nhận và gây tình trạng bất ổn”. Google cũng bị cảnh báo. Nga đã thông qua một số luật mới mà các nhà phê bình đánh giá là tăng cường sự kiểm duyệt. Năm ngoái, pháp luật đã được thông qua và bây giờ các công tố viên Nga được phép ngăn chặn các trang web mà không cần lệnh của tòa án. Ngoài ra, còn có các luật khác quy định blogger có lượng độc giả lớn phải đăng ký với cơ quan chính phủ.
Bài liên quan:
Google đã nêu trong báo cáo minh bạch 2 lần mỗi năm của mình rằng, Google đáp ứng khoảng 5% trong tổng số 134 yêu cầu thông tin từ chính phủ Nga trong nửa sau của năm 2014, và sau đó chỉ đóng vai trò cung cấp “một số thông tin”. Twitter thì cho biết, họ đã từ chối “yêu cầu 108”. Còn Facebook từ chối trả lời cho 2 yêu cầu họ nhận được trong năm ngoái. Cả 3 công ty nhận được rất nhiều yêu cầu từ chính phủ Mỹ, và có tỷ lệ đáp ứng cao hơn. Tất nhiên, cả 3 đều là các công ty Mỹ nên hoạt động trong luật pháp Hoa Kỳ là điều dễ hiểu. Phát ngôn viên của Roskomnadzor, Vadim Ampelonsky nói rằng, Google, Facebook và Twitter đều sử dụng giao thức mã hóa ngăn chặn cơ quan này chặn các trang web cụ thể.
“Chúng tôi nhận ra, họ đăng ký và thuộc quyền tài phán của Mỹ. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong trường hợp này họ nên tỏ ra tôn trọng luật pháp quốc gia. [Nếu họ không thực hiện], chúng tôi sẽ phải áp dụng biện pháp trừng phạt”, Ampelonsky tuyên bố.
Theo PhoneArea, lệnh trừng phạt có thể là ngăn chặn việc truy cập các mạng xã hội trên của người dùng internet tại Nga, trong đó tỉ lệ lớn là người dùng Android. Trước đó, do lo ngại nền tảng iOS và Android trên các thiết bị di động, Nga đã tuyên bố xây dựng hệ điều hành di động riêng. Theo Bộ trưởng Truyền thông Nga – Nikolai Nikiforov, chính phủ Nga sẽ tạo ra hệ điều hành di động riêng của mình. Hệ điều hành di động mới sẽ được phát triển với sự hợp tác của Jolla, công ty đứng sau nền tảng Sailfish OS dựa trên Linux. Jolla được thành lập bởi cựu nhân viên Nokia và có trụ sở tại Phần Lan, nhưng cơ cấu tổ chức của nó bao gồm cả các cổ đông của Nga và Trung Quốc.
Lo ngại iOS và Android, Nga sẽ xây dựng hệ điều hành di động riêng. Trong một bài viết gần đây trên Twitter, Nikiforov nói rằng, hệ điều hành di động mới là một quan hệ đối tác giữa Phần Lan, Trung Quốc và Nga. Các quan chức chính phủ Nga cũng tiết lộ rằng, Nikiforov hy vọng Brazil, Ấn Độ và Nam Phi cũng s ẽ tham gia vào dự án. Nikiforov không tiết lộ tên của các hệ điều hành di động mới, nhưng ông đã đề cập đến việc nó sẽ là một sản phẩm riêng biệt, trái ngược với nền tảng Sailfish chạy trên nền Linux. Bộ trưởng Bộ Giao thông Nga nói rằng, khoảng 95% điện thoại ở Nga hiện đang chạy các hệ điều hành như Android và iOS. Trong tương lai, Nikiforov hi vọng con số này sẽ giảm xuống còn 50% vào năm 2025. “Không cần phải nói nhiều, đây là một dự báo rất lạc quan”, PhoneArea bình luận. Mới đây, hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc cũng được cho là đang trong quá trình xây dựng hệ điều hành di động của riêng mình với tên gọi Kirin OS, để hạn chế sự phụ thuộc vào Android của Google. |
Theo 24h.com.vn