Nguyên tắc thứ mười để xây dựng quốc gia là một khái niệm ngắn gọn, nhưng không kém phần quan trọng: Chính phủ sẽ được Thiên thượng ban cho quyền lực chỉ khi nào chính phủ ấy tôn trọng, và lấy dân làm gốc.
Hoa Kỳ 2000 năm trước, con người được cai trị bởi các vị vua hoặc Hoàng đế, ở phương Tây gọi là “quân quyền thiên bẩm”, tức là quyền lực của các vị vua là do Thượng đế ban cho.
Trong nền văn minh phương Đông, cũng có một khái niệm tương tự, được gọi là “quân quyền thần thụ” (Quyền lực của vua là do Thần linh ban cho). Ở Trung Quốc cổ đại, người ta tôn tam hoàng ngũ đế làm đại diện cho các vị Thần trên nhân gian.
Khi nhà Chu thống nhất thiên hạ, người ta tôn vua Chu Văn là vị vua được Thần phái đến
Ấn ngọc của Tần Thủy Hoàng có khắc tám chữ “Thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh xương”.
Trong thời kỳ Hán Vũ Đế, , học giả Nho giáo vĩ đại Đổng Trọng Thư đã giải thích một cách có hệ thống nội hàm của “quân quyền thần thụ”, và đề cao tính thiêng của chế độ quân chủ, nhưng cũng nói rằng nếu hoàng đế có tội, thì Thần sẽ trừng phạt.
Bắt đầu từ những người cha lập quốc Hoa Kỳ, họ không còn hình dung về một vị vua nữa, mà hướng tới một hệ thống chính trị mới.
Đây thực sự là một sự biến hóa của Thiên Thượng, có nghĩa là ông trời muốn thực hiện sự thay đổi này. Đúng thời khắc lịch sử đó, một khái niệm mới đã xuất hiện, trong thời đại không có vua thì địa vị chính trị của toàn dân được nâng lên, quyền lực của chính phủ cần đến từ toàn dân, chính phủ đặt dân lên hàng đầu mới được hưởng quyền lực do Thần linh ban cho.
Alexander Hamilton – một trong những người cha lập quốc nói: “Hệ thống của Hoa Kỳ phải dựa trên sự đồng thuận của người dân, sự lan tỏa hợp pháp sức mạnh của toàn bộ đất nước phải bắt nguồn từ điều này.”
Trong thời đại không có vua, người quản trị cần sự đồng thuận của người dân mới có thể cai trị, vai trò của họ là “đầy tớ” của nhân dân. Tất nhiên, thông qua các đạo luật đã ban hành, người quản trị có thể trao quyền hạn đó cho các quan chức cấp dưới. Tuy nhiên, Nếu không có sự đồng ý của người dân và không có thủ tục pháp lý, bất kỳ người quản trị và bất kì quan chức nào do họ bổ nhiệm đều là bất hợp pháp.
Bắt đầu với sự thành lập của Hoa Kỳ, một khái niệm mới về hệ thống chính trị và nguồn gốc quyền lực cho nhân loại đã được mở ra.
Sau đó, dưới sự sắp đặt của Thượng đế như vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu các quan chức được bổ nhiệm, hoặc các quan chức do Ngài bổ nhiệm bắt đầu lạm dụng quyền lực và trở nên độc tài, chuyên quyền?
Vậy thì phải làm thế nào? Ai có thể ngăn cản những người lạm quyền ấy? Điều này sẽ được giải đáp thông qua nguyên tắc lập quốc tiếp theo.
Việt Anh