Công nghệ hàng không vũ trụ có vẻ khá kém cỏi, khi mà việc phát triển vệ tinh ESA-NASA Solar Orbiter đang được các chuyên gia ứng dụng bởi một trong những công nghệ thời tiền sử – thể hiện trên các tranh trên vách hang động.
Tất cả các thiết bị phức tạp và vật liệu tổng hợp của Orbiter sẽ được bọc một lớp than đốt từ xương của các loài động vật mà tổ tiên chúng ta từng dùng để bôi lên vách động. Trong một thông cáo báo chí của ESA, ông Andrew Norman – chuyên gia công nghệ vật liệu của ESA giải thích cho việc các kỹ thuật của tranh hang động có thể đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
“Để vừa hấp thụ được ánh sáng mặt trời vừa chuyển đổi nó thành tia hồng ngoại để phát trở lại vũ trụ, đòi hỏi vật liệu bề mặt của vệ tinh cần phải liên tục duy trì ‘tính nhiệt quang’ – giữ được nguyên màu qua nhiều năm tiếp xúc với bức xạ tia cực tím cực mạnh.
“Đồng thời, tấm chắn không thể làm lột tróc vật liệu hoặc thải khí hơi, do có nguy cơ làm bẩn các dụng cụ cực kì nhạy của Solar Orbiter.
“Và nó phải tránh được bất kỳ sự tích tụ nào của tĩnh điện trong gió mặt trời bởi vì điều đó có thể làm việc xả bị rối loạn hay thậm chí là bị phá hủy.”
Lớp phủ canxi phosphate đen được chế biến từ than xương bị đốt cháy được gọi là “Năng lượng Mặt trời Đen”.
Năng lượng Mặt trời Đen sẽ được áp dụng với kỹ thuật “CoBlast” – công nghệ phát triển bởi công ty của Ai-len Enbio.
Bề mặt kim loại của Orbiter được tráng một lớp chống mài sau khi phủ “Năng lượng Mặt trời Đen”.
John O’Donoghue, Giám đốc điều hành của Enbio giải thích trong buổi thông cáo: “Lớp vật chất mới này được đóng chặt vào chứ không chỉ sơn hay phủ lên. Nó sẽ nhanh chóng trở thành một phần của kim loại – khi giữ kim loại trong tay bạn không bao giờ phải lo rằng bề mặt tráng phủ sẽ dính vào tay.”
Theo Vietdaikynguyen