Trong chương trình nghiên cứu hỗ trợ đời sống cho các phi hành gia thám hiểm Mặt Trăng và Sao Hỏa, Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) đang tích cực triển khai dự án “tái chế” phân người thành thực phẩm để tạo nguồn thức ăn cung ứng cho các nhà thám hiểm trong thời gian dài. Trung tâm này đã chi 1,6 triệu USD trong 3 năm để phục vụ dự án cho dự án có tên gọi “Sinh học nhân tạo trong việc tái chế chất thải con người”.
Trong chương trình nghiên cứu hỗ trợ đời sống cho các phi hành gia thám hiểm Mặt Trăng và Sao Hỏa, Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) đang tích cực triển khai dự án “tái chế” phân người thành thực phẩm để tạo nguồn thức ăn cung ứng cho các nhà thám hiểm trong thời gian dài. Trung tâm này đã chi 1,6 triệu USD trong 3 năm để phục vụ dự án cho dự án có tên gọi “Sinh học nhân tạo trong việc tái chế chất thải con người”.
Dự án được sáng lập và phát triển dưới dự dẫn dắt của Tiến sĩ Mark Blenner thuộc trường Đại học Clemson, bang Nam Carolina. Steve Jurczyk – quản trị viên liên kết của trung tâm kỹ thuật không gian NASA đặt trụ sở tại Washington, DC cho biết “những kết quả nghiên cứu từ dự án này sẽ giúp ích, tạo ra phương pháp mới, góp phần vào bộ máy cải tiến của NASA. NASA và Mỹ cần đảm bảo đủ khả năng để ứng phó với mọi thách thức trong các cuộc thám hiểm không gian”. Kể từ khi NASA chấm dứt dự án tàu con thoi năm 2011, đội phi hành gia đang sống trên Trạm không gian quốc tế (ISS) phải phụ thuộc vào các tàu vận chuyển thương mại như SpaceX và Orbital Sciences, cũng như chương trình vận chuyển của các nước khác. Tuy nhiên việc đưa thực phẩm, đồ dùng thức yếu lên vũ trụ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Thời điểm phóng tàu trì hoãn, sự cố nổ là những vấn đề các nhà khoa học luôn phải đau đầu giải quyết.
Chính vì vậy, NASA luôn tìm mọi cách thức để có thể thay thế phương pháp truyền thống cung cấp thực phẩm cần thiết qua tàu vận chuyển. Vào tháng 5, các nhà phi hành gia ISS đã thành công trong việc trồng cây rau diếp đỏ lá dài ngay trong môi trường không trọng lượng. Một nửa mẻ rau này đã được gửi về Trái Đất để phân tích sâu hơn về cây trồng phát triển trong vũ trụ. NASA không phải là cơ quan duy nhất tập trung cho việc tái chế chất thải của con người. Trong suốt thời kỳ hạn hán, “những nhà quản lý nước và môi trường học tại California bắt đầu thực hiện ý tưởng tái chế nước thải, hi vọng hệ thống tân tiến này sẽ có ích trong việc biển hàng trăm tỷ gallon nước thải thường được đổ ra Thái Bình Dương thành nước sạch có thể uống được.
Trong khi đó, nhà tỷ phú Bill Gates cũng đóng góp quỹ cho dự án lọc nước OmniProcessor của công ty cơ khí Janicki Bioenergy, mục đích chuyển đổi phân người thành nước uống và năng lượng điện. Dự tính kế hoạch này sẽ cũng cấp nước cho đủ 2,5 tỷ người – tương đương 40% dân số thế giới không có nguồn nước sạch. Ông đã thử loại nước được làm ra từ chương trình và bày tỏ hạnh phúc trên trang blog cá nhân: “Loại nước này không khác gì nước đóng chai. Nó cực kỳ là an toàn”. |
Theo Báo Tin Tức