Một bài báo gần đây trên một tờ báo lớn của Trung Quốc kể một câu chuyện về một thanh niên đã trở thành nạn nhân của nạn mổ cắp nội tạng bởi công ty thiết bị y tế nơi anh làm việc.
Cơn ác mộng mà anh đã trải qua nêu bật lên nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp đang lan tràn ở Trung Quốc. Đường dây buôn bán béo bở này bao gồm nhiều người môi giới, các bệnh viện lớn và chính quyền Trung Quốc. Không chỉ có các tù nhân là bị nguy hiểm mà bất cứ ai trẻ khỏe đều có thể trở thành nạn nhân.
Anh Xiaohai, 25 tuổi, kể câu chuyện của mình cho tờ Bưu điện Dương Tử buổi chiều hôm 18 tháng 9. Anh nói công ty mới của anh cử anh đi công tác. Nhưng thay vì công tác, anh bị đưa đến một bệnh viện, và bị mổ lấy một quả thận mà không được anh đồng ý.
Sau khi tốt nghiệp trường y, Xiaohai sống ở Xiamen, tỉnh Phúc Kiến nơi anh làm việc tạm thời cho một công ty thiết bị y tế.
Vào tháng 6/2010, anh được mời làm việc ở một vị trí lương cao trong một công ty thiết bị y tế khác ở Nam Kinh.
Vào hôm đi làm thứ hai ở công ty mới, Xiaohai bị đưa đi kiểm tra sức khỏe. Anh đã không nghĩ nhiều về việc đó vì anh nghĩ nhân viên mới phải đi kiểm tra sức khỏe là chuyện bình thường.
“Chỉ có điều là họ kiểm tra nhiều thứ hơn và nó tổng thể hơn so với một cuộc kiểm tra sức khỏe thông thường,” anh nói.
Cuối tháng 10 năm 2010, thủ trưởng Wang Jin cử Xiaohai đi công tác ở Xuzhou, tỉnh Giang Tây.
Sau khi đến Xuzhou vào khoảng 9 giờ tối, Xiaohai được đưa thẳng đến trung tâm y tế cộng đồng Huohua, còn được gọi là bệnh viện Huohua, ở huyện Jiuli, và bị đưa vào một phòng gần phòng mổ.
Ở đó anh được đưa cho một cốc nước chứa thuốc mê và bị mê đi sau khi uống. Sau đó, trong khi nửa tỉnh nửa mê, anh nghe thấy có người nói rằng một phẫu thuật viên trưởng từ Thượng Hải đang mổ. Sau đó anh bị tiêm một mũi vào vai và lại mê đi.
“Khi tỉnh dậy tôi thấy nhiều ống gắn vào người mình. Tôi không cảm thấy gì ở phần thân thể nhưng tôi biết là người bác sĩ đó đang khâu vết mổ lại,” Xiaohai nói.
Anh nghe thấy ai đó bảo phẫu thuật viên mang cái gì đó trở về Thượng Hải và thấy hai người mặc thường phục mang một hộp thép không gỉ đi. – “Một quả thận của tôi có thể nằm trong đó,” Xiaohai nói.
Sau đó Xiaohai biết rằng thủ trưởng của anh đã mở một thẻ ngân hàng dưới tên anh, và chuyển một số tiền vào tài khoản để bồi thường cho ca mổ, mặc dù Xiaohai hoàn toàn không được thông báo gì về ca mổ cả.
Khi anh tra hỏi nhân viên bệnh viện, họ nói rằng thân nhân của anh đã ký một bản thỏa thuận.
Thủ trưởng của anh nói rằng có người đã trả 350 nghìn tệ (54.880 đô-la Mỹ) cho tất cả các khoản chi phí. Bệnh viện nhận được 200 nghìn tệ (31.360 đô-la Mỹ), thủ trưởng anh nhận được 110 nghìn tệ (17.248 đô-la Mỹ) và ảnh chỉ nhận được 30 nghìn tệ (4.704 đô-la Mỹ).
Xiaohai cũng được biết rằng 7-8 nhân viên khác ở công ty cũng đã bị mổ lấy thận tương tự như thế mặc dù họ không đồng ý.
Nhiều không đếm được
Buôn bán thận là một nghề đang nở rộ và cực kỳ béo bở ở Trung Quốc, với một số bệnh viện nổi tiếng duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài với những người môi giới thận, theo một đưa gần đây của Đài Phát thanh Hy vọng SOH.
Một quảng cáo trên mạng từ thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, nói rằng những người môi giới thận của họ đã phối hợp với các bệnh viện lớn trong một thời gian dài. Họ tích cực mời chào những người cho thận và trả các chi phí đi lại cho họ.
Một phóng viên SOH đã gọi điện cho một người môi giới thận. Người này nói rằng anh ta sẵn sàng trả 400 nghìn tệ (62.588 đô-la Mỹ) cho một quả thận, và rằng ứng cử viên phải ở độ tuổi “từ 18 đến 35″.
Người đàn ông này cũng nói rằng anh ta đã làm việc này 3-4 năm rồi và đã xử lý nhiều trường hợp đến nỗi anh ta không nhớ được là bao nhiêu nữa.
Anh ta nói rằng anh ta làm việc với các bệnh viện tuyệt đối là tốt nhất, thêm rằng, “Đừng lo, đó là một ca mổ đơn giản không nguy hiểm gì cả. Chúng tôi làm việc với các bệnh viện. Miễn là bạn vượt qua được việc kiểm tra sức khỏe, họ sẽ mổ cho bạn.”
Người môi giới không tiết lộ tên bệnh viện mà người cho thận nên đến để kiểm tra sức khỏe mà chỉ nói, “Tôi sẽ nói khi chúng ta gặp nhau.”
Khi được hỏi là có hợp đồng nào không thì người môi giới bảo là không có. “Dù sao thì nó cũng là bất hợp pháp, nên tại sao chúng ta lại cần phải có hợp đồng?”, anh ta hỏi lại.
Pháp Luân Công
Các trường hợp thận mổ cắp thận đem bán đã được các báo Trung Quốc đưa tin thường xuyên. Các công dân Trung Quốc, những người chỉ có một vài hoặc thậm chí không có quyền gì hay được bảo vệ gì ở Trung Quốc, như các học viên Pháp Luân Công, những người bị cải tạo lao động, những người vô gia cư, và nạn nhân của nạn buôn người, là những mục tiêu thường xuyên của nạn buôn bán tạng chợ đen.
Kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, số ca ghép tạng ở Trung Quốc đã tăng lên bất thường, theo các báo cáo thống kê.
He Xiaoshun, phó chủ tịch Bệnh viện Liên kết số 1 tại Trường Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, nói với Tuần báo Phương Nam hồi tháng 3 năm 2010 rằng “Năm 2000 đã đánh dấu một bước ngoặt trong cấy ghép tạng ở Trung Quốc.”
Năm 2000, số ca ghép gan ở Trung Quốc cao gấp 10 lần năm 1999, và con số này đã tăng lên gấp 3 lần vào năm 2005.
Một cựu bác sĩ quân y giấu tên ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, nói với The Epoch Times năm 2006 rằng 36 trại lao động và nhà tù đã tham gia vào việc thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công, và quân đội cũng tham gia trực tiếp. Ông nói cá nhân ông đã xử lý hơn 60.000 hồ sơ giả mạo cho cái gọi là các trường hợp hiến tạng “tự nguyện”.
Trong khi Xiaohai vẫn còn sống để kể lại câu chuyện rùng rợn của mình thì các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công trẻ khỏe, những người đã trở thành nguồn tạng không tự nguyện, đã không được may mắn như thế. Khi họ bị lấy đi các nội tạng quan trọng sống còn của mình – gan và tim, họ đã chết ở trên bàn mổ.
Theo Theepochtimes/Tin 180