Tinh Hoa

Nấm mốc – Vấn đề y tế lớn trong gia đình

Nấm mốc là một vấn đề y tế lớn trong hầu hết các gia đình, nhưng nhiều người không nhận thức được điều này. Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nấm mốc và biết được chúng gây ra những bệnh nào?

Nấm mốc có mặt ở khắp mọi nơi và bạn nên cẩn thận với nó.

Khi nghĩ về nấm mốc, tất cả mọi người sẽ nhìn vào rèm tắm, dưới bồn rửa, hoặc trong tầng hầm, nhưng thực tế chúng có thể phát triển ở bất cứ đâu, ngay cả trong cây Giáng sinh. Một nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả cây Giáng sinh cũng có thể sinh ra nấm mốc, âm thầm đưa hàng triệu bào tử vào trong phòng, gây ra các dị ứng mùa đông và các cơn hen suyễn.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng chất lượng không khí trong nhà giảm 6 lần trong 14 ngày khi một cây Giáng sinh được trang trí trong phòng, theo Tiến sĩ Mercola.

Các loại nấm mốc

Khoảng 1.000 loại nấm mốc có thể được tìm thấy trong các gia đình hiện đại. Các nhà khoa học phân nấm mốc thành 3 loại dựa trên những tác động đối với con người và các sinh vật khác.

– Nấm mốc dị ứng: Nấm mốc dị ứng được xếp vào hàng cuối của thang nguy hiểm. Chúng chỉ ảnh hưởng đến những người có bệnh hen suyễn và gây ra dị ứng mắc phải đối với loại nấm mốc cụ thể. Trẻ em dễ bị dị ứng nấm mốc hơn người lớn.

– Nấm mốc gây bệnh: Nấm mốc gây bệnh sẽ gây ra một số bệnh nhiễm trùng. Đây là một vấn đề lớn đối với những người có hệ miễn dịch bị suy giảm. Một phản ứng cấp tính giống như viêm phổi do vi khuẩn thường được tìm thấy với những người tiếp xúc với các loại nấm mốc này.

– Nấm mốc sinh độc tố: Như tên gọi của nó, những nấm mốc tạo ra độc tố có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chúng được cho là gây ra sự suy giảm miễn dịch và ung thư. Các hóa chất độc hại được tìm thấy trong các loại nấm mốc này có thể được hấp thu vào cơ thể con người nếu hít, ăn, hoặc thậm chí chạm vào chúng.

Nấm mốc có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu.

Theo Tiến sĩ Mercola, 5 loại nấm mốc trong nhà thường gặp nhất là:

Alternaria: Thường được tìm thấy trong mũi, miệng và đường hô hấp của bạn; có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Aspergillus: Thường được tìm thấy trong điều kiện khí hậu ẩm thấp và đầy bụi. Chúng tạo ra độc tố và có thể gây nhiễm trùng phổi.

Cladosporium: Ngoài trời rất phổ biến loại nấm này, nó có thể phát triển trên vải sợi, gỗ, và các loại vật liệu xốp, ẩm ướt khác ở trong nhà. Chúng gây ra sốt và các triệu chứng hen suyễn.

Penicillium: Là những loài rất phổ biến được tìm thấy trên giấy dán tường, vải bị mục nát, thảm, và sợi thủy tinh cách âm ống dẫn; được biết đến do gây ra dị ứng và hen suyễn; một số loài sinh ra độc tố, trong khi một số loài tạo ra kháng sinh penicillin.

Stachybotrys: Nấm mốc đen vô cùng độc hại tạo ra độc tố có thể gây ra khó thở nghiêm trọng và xuất huyết phổi. Rất may, chúng ít phổ biến ở trong nhà hơn 4 loại trên, tuy nhiên, không phải là hiếm, được tìm thấy trong gỗ hoặc giấy (sản phẩm chứa cellulose), nhưng không có ở trên bê tông, vải sơn hoặc gạch.

Nấm mốc gây ra những bệnh gì?

Bệnh gây ra bởi nấm mốc là các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với bất kỳ loại nấm mốc nào. Mặc dù dị ứng nấm mốc là vấn đề phổ biến nhất nhưng chúng cũng có thể gây bệnh mà không có phản ứng dị ứng.

Nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng hoặc gây ra kích ứng và các phản ứng độc hại. Nhiễm trùng do nấm mốc có thể dẫn đến một loạt vấn đề từ những triệu chứng giống như cúm đến nhiễm trùng da và thậm chí viêm phổi.

Khác với nhiễm khuẩn, đặc điểm của nhiễm nấm nói chung là những triệu chứng dai dẳng không dứt và tái phát nhiều lần.

11 dấu hiệu của bệnh gây ra bởi nấm mốc thường thấy:

Cách phòng chống nấm mốc 

1. Mua một sản phẩm đặc trị. Một loại nước xịt khử trùng tốt có thể hạn chế nấm mốc tích tụ. Hoặc một loại sơn chống nấm mốc cũng có tác dụng tốt trong việc hạn chế nấm mốc.

2. Bạn hãy cân nhắc việc lắp đặt thiết bị hút ẩm ở nơi bị nấm mốc nhiều nhất. Cách này rất tốt để ngăn ngừa nấm mốc trong dài hạn.

3. Cân nhắc việc nâng cấp hệ thống thông gió trong nhà. Đôi khi dù không thường xuyên, nhưng nguyên nhân của vấn đề chỉ vì do thiếu không khí. Tường và trần nhà nếu thông thoáng gió có thể không bị đọng hơi nước, vì thế sẽ làm giảm nấm mốc.

4. Ở những vị trí có độ ẩm cao như bếp, bồn rửa… nên lựa chọn vật liệu có chất lượng phù hợp: như ốp đá, sử dụng các loại sơn lau chùi hiệu quả hoặc sơn có bóng cao và tất nhiên là sử dụng sơn lót kháng kiềm đầy đủ.

Minh Tâm, theo David Wolfe