Từ năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, rất nhiều quan chức tham gia cuộc bức hại này cũng đang phải trả giá.
Tô Vinh bị tù vô thời hạn
Tô Vinh, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc khóa 12, bị xử tù vô thời hạn vào tháng 1/2017, quan to này nhiều lần công khai bôi nhọ Pháp Luân Công.
Trong thời gian Tô Vinh là Phó Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cam Túc, Phó Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Giang Tây, đã công khai bôi nhọ Pháp Luân Công, đích thân tham gia bức hại tẩy não Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công được truyền ra công chúng từ năm 1992, đến năm 1999 Trung Quốc có đến hơn 70 triệu người tham gia theo học. Số lượng người tham gia quá đông khiến ĐCSTQ lo lắng. Tháng 7/1999, ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Từ 1999 – 2001, thời gian Tô Vinh nhậm chức Phó Bí thư tỉnh Cát Lâm đã kiêm nhiệm chức Trưởng ban Lãnh đạo xử lý vấn đề Pháp Luân Công của tỉnh này, chủ trương toàn tỉnh hành động dẹp bỏ Pháp Luân Công. Tỉnh Cát Lâm trở thành một trong những tỉnh có số người theo Pháp Luân Công bị hại chết nhiều nhất, vị trí thứ hai toàn Trung Quốc. Chỉ trong thời gian ông Tô Vinh nhậm chức, tỉnh Cát Lâm có 23 người theo Pháp Luân Công bị bức hại chết được xác thực.
Thời gian 2001 – 2003 làm Bí thư tỉnh Thanh Hải, ông Tô Vinh tiếp tục đẩy mạnh bức hại Pháp Luân Công, dùng truyền thông báo chí công kích Pháp Luân Công. Thời gian này tỉnh Thanh Hải có 3 người theo Pháp Luân Công bị hại chết được xác thực.
Tháng 11/2004, trong thời gian làm Bí thư tỉnh Cam Túc, Tô Vinh đã đi thăm Zambia, bị những người học Pháp Luân Công ở hải ngoại kiện lên tòa án tối cao nước này. Sau khi Tô Vinh nhận được lệnh gọi đã lập tức bỏ trốn, sau 10 ngày lánh nạn mới về được Trung Quốc.
Tôn Chính Tài làm Bí thư tỉnh Cát Lâm 3 năm, ít nhất liên quan đến 36 án mạng
Tôn Chính Tài, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư tỉnh Cát Lâm, Bí thư tỉnh Trùng Khánh, bị lập án điều tra tháng 7/2017, bị tuyên bố khai trừ đảng và chức vụ và chuyển hồ sơ cho tư pháp ngày 29/9. Theo trang Ming Hui và Epoch Times, thời gian Tôn Chính Tài làm Bí thư tỉnh Cát Lâm đã có ít nhất 36 người tập Pháp Luân Công tại tỉnh này bị hại chết.
Tiêu biểu như trường hợp ông Lương Chấn Hưng ở thành phố Trường Xuân bị hại chết ngày 1/5/2010. Ông Lương Chấn Hưng là một trong 18 người học Pháp Luân Công tham gia vụ chèn sóng truyền hình kể sự thật, bị tuyên án 19 năm tù giam.
Khoảng 8h tối ngày 3/5/2002, cả 8 kênh truyền hình cáp ở Trường Xuân bất ngờ phát bộ phim “Tự thiêu hay lừa dối” và “Pháp Luân Công hồng truyền thế giới”, có cả trăm ngàn người dân Trường Xuân đã xem được phim truyền hình này.
Kể từ khi có chiến dịch thanh trừng Pháp Luân Công, chính quyền ĐCSTQ đã dùng toàn hệ thống tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công, khiến nhiều người dân Trung Quốc thù hận Pháp Luân Công. Đại hội 18 đến nay, vô số người theo Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đã không tiếc mạng sống đi kể sự thật cho người dân Trung Quốc biết.
Một người theo Pháp Luân Công khác tên Mã Chiêm Phương bị bắt vào tối ngày 27/4/2011, sau đó bị xử tù 6 năm 6 tháng. Sau khi ông Mã bị đưa vào nhà tù mới xây ở đô thị Công Chủ Lĩnh tỉnh Cát Lâm, đến ngày 7/5/2012 thì bất ngờ qua đời.
Vương Tam Vận “ngã ngựa”
Vương Tam Vận từng là Phó Chủ nhiệm Ban Y tế, Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Nhân đại toàn quốc, Bí thư tỉnh Cam Túc, Phó Bí thư tỉnh Tứ Xuyên, Phó Bí thư tỉnh Phúc Kiến, Tỉnh trưởng tỉnh An Huy. Quan to này “ngã ngựa” ngày 11/7/2017, bị khai trừ Đảng và loại khỏi hệ thống công chức Trung Quốc và chuyển cơ quan tư pháp ngày 22/9. Vương Tam Vận là người trực tiếp tham gia bức hại Pháp Luân Công.
Thời gian Vương Tam Vận nhậm chức tại Tứ Xuyên, nhiều người theo Pháp Luân Công ở vùng này bị bức hại nghiêm trọng, thậm chí bị mất mạng.
Trong số này có Khuyết Phát Chi ở huyện Mễ Dị bị bắt khi đi đến Thiên An Môn kiện ngày 3/6/2002. Sau khi bị bắt, anh bị đưa vào gian phòng ngầm của một bệnh viện gần trại giam Đông Thành, bị còng hai tay hai chân trên giường, sau đó bị truyền dịch và tiêm thuốc gì không rõ. Tháng 6/2002 cảnh sát thông báo người cho người nhà đến đón anh Khuyết: “Người này trở về nhà sẽ không còn sống được bao lâu”. Ngày 28/6, toàn thân anh Khuyết phù thũng, hơi thở khó khăn, sinh mệnh nguy kịch. Tối ngày 30/10 anh Khuyết qua đời.
Cho tiêm thuốc không rõ ràng là một trong những thủ đoạn bức hại Pháp Luân Công thường thấy. “Khi cần thiết có thể tiêm thuốc, dùng thuốc và thực nghiệm lâm sàng để đạt mục đích chuyển hóa bằng khoa học”, đây là chỉ lệnh bức hại Pháp Luân Công của thế lực chính trị phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân được ghi trong “Phương pháp thực hiện chuyển hóa Pháp Luân Công”. Từ 1999 đến nay toàn Trung Quốc có ít nhất hơn 4.000 người tập Pháp Luân Công bị ĐCSTQ hại chết bằng cực hình và tiêm thuốc của người bệnh tâm thần.
Vương Tam Vận còn kiêm nhiệm Trưởng “Phòng 610” tỉnh Cam Túc và xây dựng những cơ quan ngầm phụ trách bức hại Pháp Luân Công: Ban chuyển hóa Cung Gia Loan, tổ chức người phụ trách ở Bắc Kinh và các khu vực nhằm cưỡng bức những người theo Pháp Luân Công phải từ bỏ niềm tin. Mỗi người theo Pháp Luân Công bị cho 5 cảnh sát sách nhiễu và cưỡng bức từ bỏ.
Vương Tam Vận nằm trong danh sách truy cứu của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Vương Tam Vận là Ủy viên trung ương đương nhiệm thứ 15 bị điều tra khi còn tại chức kể từ Đại hội 18. Tháng 4/2011 Vương Tam Vận bị kiện hình sự tại Đài Loan.
Vận đen bao vây quan to Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công
Ngoài 3 đối tượng kể trên, năm 2017 còn có ít nhất 28 quan to dưới đây tham gia bức hại Pháp Luân Công chịu số phập hẩm hiu theo nhiều kiểu khác nhau:
1. Chu Bản Thuận, cựu Bí thư tỉnh Hà Bắc, Chủ nhiệm Ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc, cựu Thư ký trưởng Ban Chính pháp Trung ương. Bị xử tù 15 năm vào tháng 2/2017.
Sau khi Chu vào Ban Chính pháp Trung Quốc đã trở thành du côn bức hại Pháp Luân Công, liên tục có hành động hung ác đối với Pháp Luân Công. Quan to này cũng là một trong những nhân vật quan trọng được phái Giang đề bạt nhờ tích cực bức hại Pháp Luân Công.
2. Hoàng Hưng Quốc, cựu Thị trưởng và Bí thư tạm quyền Thiên Tân. Quan to này “ngã ngựa” tháng 9/2016, bị chuyển đến tư pháp tháng 1/2017. Thời gian Hoàng Hưng Quốc nhậm chức tại Ninh Ba, Thiên Tân đã chỉ đạo bôi nhọ Pháp Luân Công.
3. Ngô Ái Anh, từng là Ủy viên Trung ương, Bí thư Tổ đảng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Bí thư tỉnh Sơn Đông. Ông Ngô Ái Anh được ông Giang Trạch Dân đề bạt vào Bộ Tư pháp năm 2003, nắm quyền hơn 10 năm. Bị khai trừ khỏi Đảng ngày 14/10/2017, giáng chức làm lãnh đạo cấp phó phòng. Ngô Ái Anh từng phụ trách bức hại Pháp Luân Công ở địa bàn tỉnh Sơn Đông trong vai trò là “Trưởng ban Lãnh đạo Giữ ổn định xã hội”.
4. Dương Hoán Ninh, cựu Ủy viên Trung ương, cựu Bí thư Tổ Đảng và Cục trưởng Tổng cục Giám sát an ninh; bị lập án điều tra ngày 31/7/2017. Dương Hoán Ninh từng giữ các chức như Thứ trưởng Bộ Công an, Bí thư Ban Chính trị tỉnh Hắc Long Giang, Chủ nhiệm Văn phòng Công tác An ninh trật tự Trung ương. Những chức vụ này đều là chức vụ quan trọng trong bức hại Pháp Luân Công.
5. Tống Lâm, cựu Chủ tịch và Bí thư Tổ đảng Tập đoàn Hoa Nhuận (China Resources). Bị điều tra tháng 4/2014, tháng 2/2017 bị xác định tội tham ô và hối lộ, đang chờ tuyên án. Tống Lâm là nhân vật quan trọng tại Hồng Kông của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Tăng Khánh Hồng, dùng bộ máy gọi là Hội Quan ái Thanh niên (Hong Kong Youth Care Association) để bức hại Pháp Luân Công.
6. Võ Trường Thuận, cựu Phó Chủ tịch, Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân, bị định tội ngày 29/3/2017. Võ Trường Thuận là ông trùm của ngành công an và chính pháp ở Thiên Tân, áp dụng kiểu bức hại mang tính hủy diệt đối với Pháp Luân Công.
7. Tôn Hồng Chí, cựu Phó Cục trưởng Tổng cục Công thương quốc gia, bị xử tù 18 năm vào tháng 2/2017. Tôn Hồng Chí từng giữ chức Phó Bí thư và Thị trưởng thành phố Tùng Nguyên tỉnh Cát Lâm, có trách nhiệm trực tiếp đối với thực trạng bắt bớ, bỏ tù và hại chết người theo Pháp Luân Công tại đây.
8. Từ Kiến Nhất, cựu Chủ tịch và Bí thư Đảng ủy Tập đoàn ô tô Đệ Nhất (FAW), bị xử tù 11 năm 6 tháng vào tháng 2/2017. Từ Kiến Nhất từng công khai cho biết phải “nghiêm khắc xử lý Pháp Luân Công”, thời gian nhậm chức đã chỉ đạo bắt bớ và bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng.
9. Triệu Lê Bình, cựu Phó Chủ tịch Chính hiệp Khu tự trị Nội Mông Cổ, tháng 3/2017 bị xử tử hình. Triệu Lê Bình là nhân vật quan trọng của công an Nội Mông Cổ theo lệnh ông Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang bức hại Pháp Luân Công. Triệu từng nhiều lần phỉ báng Pháp Luân Công trước công luận, nhiều người theo Pháp Luân Công bị cực hình và cưỡng bức lao động trong thời gian ông này nhậm chức.
10. Cốc Xuân Lập, cựu Phó Thị trưởng tỉnh Cát Lâm. Quan to này bị xử tù 12 năm vào ngày 31/3/2017. Thời gian Cốc nhậm chức, khu vực Cát Lâm trở thành khu vực bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất, có thể nói là có “chiến tích” lớn nhất trong tội ác bức hại Pháp Luân Công.
11. Bạch Tuyết Sơn, cựu Phó Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, bị điều tra tháng 3/2017. Bạch Tuyết Sơn được xem là “Hổ chúa Ninh Hạ”, thời gian làm Ủy viên Ban Thường vụ thành phố Ngân Xuyên, Bí thư Đảng ủy Ngân Xuyên và Bí thư Ủy ban thành phố Ngô Trung, những địa bàn này trở thành địa bàn bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng.
12. Ngô Xương Văn, cựu Phó Bí thư Ủy ban Thành phố Bắc Kinh, bị xử tù 13 năm vào tháng 2/2017. Thời quan quan to này làm Quận trưởng và Bí thư quận Tây Thành Bắc Kinh, đã dốc sức giúp ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.
13. Cái Như Ngần, cựu Bí thư Đảng ủy và Phó Chủ nhiệm Ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Hắc Long Giang. Bị xử tù 14 năm tháng 1/2017. Thời kỳ quan to này nhậm chức ở thành phố Đại Khánh đã theo ông Giang Trạch Dân bức hại tàn nhẫn đối với Pháp Luân Công, bị Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công đưa vào danh sách truy hỏi.
14. Tô Hồng Chương, cựu Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Liêu Ninh, bị điều tra tháng 3/2017. Sau khi Tô nhậm chức Bí thư Ban Chính pháp, trở thành Ủy viên Thường vụ tỉnh Liêu Ninh, đã điên cuồng bức hại Pháp Luân Công, là một trong những nhân vật chủ chốt bức hại Pháp Luân Công tại Liêu Ninh.
15. Dương Lỗ Dự, cựu Phó Bí thư và Thị trưởng thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông, bị điều tra tháng 3/2017. Trong thời gian nhậm chức, Dương Lỗ Dự tích cực theo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.
16. Ngô Thiên Quân, cựu Ủy viên Thường vụ tỉnh Hà Nam, Bí thư Ban Chính pháp, bị khai trừ Đảng và loại khỏi hệ thống công chức Trung Quốc tháng 1/2017. Ngô Thiên Quân tham gia bức hại Pháp Luân Công trong suốt thời gian giữ các chức vụ Thị trưởng và Bí thư đô thị Tân Hương, Bí thư thành phố Trịnh Châu, Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Hà Nam.
17. Ngu Hải Yến, từng là Ủy viên Thường vụ và Phó Tỉnh trưởng tỉnh Cam Túc, bị điều tra tháng 1/2017. Ngu Hải Yến là kẻ chịu trách nhiệm chính trong bức hại Pháp Luân Công thời làm Bí thư thành phố Lan Châu.
18. Lý Văn Khoa, cựu Phó Chủ nhiệm Ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Liêu Ninh, bị điều tra tháng 2/2017. Thời quan chức này làm Bí thư thị xã Thiết Lĩnh đã bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công liệt vào danh sách truy hỏi.
19. Trần Húc, Kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Thượng Hải, bị điều tra tháng 3/2017. Trần Húc có thời gian dài công tác ở Thượng Hải, từng giữ các chức Phó Chánh án Tòa án cấp cao thành phố Thượng Hải, Phó Bí thư Ban Chính pháp thành phố Thượng Hải, bịTổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công liệt vào danh sách truy hỏi.
20. Hề Hiểu Minh, cựu Phó Chánh án Tòa án tối cao Trung Quốc, bị tù vô thời hạn tháng 2/2017. Quan chức này có thời gian dài làm việc ở Tòa án tối cao, từng là Phó Chánh án Tòa án tối cao 11 năm, tháng 6/2004 nhậm chức thành viên Tổ đảng Tòa án tối cao và Phó Chánh án Tòa án tối cao, là đại diện của phái Giang.
21. Hạ Tôn Nguyên, cựu Chủ nhiệm Ban Chính trị, Ủy viên Đảng ủy Bộ Công an Trung Quốc, bị lập án điều tra ngày 9/10/2017. Hạ Tôn Nguyên bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công liệt vào danh sách truy hỏi.
22. Mạc Kiến Thành, từng là Tổ trưởng Tổ Kiểm tra kỷ luật thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, trú tại Bộ Chính trị. Từng có thời gian làm việc 38 năm tại Nội Mông Cổ, từng là Thị trưởng và Bí thư thành phố Thông Liêu. Mạc Kiến Thành bị điều tra ngày 27/8/2017. Thời gian Mạc Kiến Thành là Thị trưởng và Bí thư thành phố Thông Liêu – Nội Mông Cổ, cảnh sát thành phố này có hành động đối với Pháp Luân Công không khác gì thổ phỉ: bắt cóc và cướp tài sản của những người theo Pháp Luân Công…
23. Lỗ Vĩ, từng là Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin internet Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công an. Lỗ Vĩ bị điều tra ngày 21/11/2017, trở thành “hổ to” đầu tiên “ngã ngựa” sau Đại hội 19 Trung Quốc. Thời gian quan chức này phụ trách về an ninh mạng, từ “Pháp Luân Công” là mục tiêu nhạy cảm hàng đầu bị kiểm duyệt, ngăn chặn. Nhiều người theo Pháp Luân Công lên tiếng trên mạng cũng bị bức hại.
24. Hứa Tiền Phi, từng là Bí thư Tổ đảng và Chánh án Tòa án Cấp cao tỉnh Giang Tô, bị lập án điều tra ngày 24/7/2017. Quan chức này làm trong hệ thống tòa án 25 năm tại các tỉnh Giang Tô, Vân Nam và Hải Nam. Theo trang Minh Huệ đưa tin, Hứa Tiền Phi là nhân vật chủ chốt bức hại Pháp Luân Công thời gian làm ở tòa án tỉnh Vân Nam.
25. Chu Hóa Thần, từng là Phó Chủ nhiệm Ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Cát Lâm, bị điều tra ngày 12/7/2017. Chu Hóa Thần bị xếp vào nhóm nhân vật chủ yếu tham gia bức hại Pháp Luân Công.
26. Lưu Thiện Kiều, cựu Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Hồ Nam, bị điều tra tháng 6/2017. Thời gian từ 2002 – 2012 khi quan chức này làm Bí thư và Thị trưởng thành phố Hoàng Cương tỉnh Hồ Nam, địa bàn này đã xảy ra ít nhất 20 trường hợp người tập Pháp Luân Công bị hại chết.
27. Hà Đĩnh, từng giữ các chức như Phó Bí thư Ban Chính pháp, Giám đốc Công an, Phó Thị trưởng thành phố Trùng Khánh. Hà Đĩnh bị lập án điều tra tháng 10/2017. Thời gian Hà Đĩnh nhậm chức trong hệ thống công an Trùng Khánh, đây là một địa bàn bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng.
28. Lý Gia, từng là Ủy viên Thường vụ tỉnh Quảng Đông, Bí thư thành phố Chu Hải. Bị điều tra tháng 3/2016; ngày 30/11/2017 bị tra hỏi trước tòa. Thời gian Lý Gia nhậm chức tại Mai Châu tỉnh Quảng Đông và Bí thư thành phố Chu Hải, địa bàn quan chức này quản lý có nhiều người theo Pháp Luân Công bị bắt về trụ sở chuyển hóa và trại cưỡng bức lao động. Nhà tù Mai Châu trở thành một trong 6 động quỷ bức hại Pháp Luân Công tại tỉnh Quảng Đông.
Theo Trithucvn