Một chủ trương tiếp cận an ninh quốc gia “toàn chính phủ” đã được Mỹ triển khai, nhằm chống lại sự xâm nhập toàn diện của chính quyền Trung Quốc.
Chiến lược này đã nhiều lần được các quan chức Hoa Kỳ nhắc đến, đặc biệt trong những tháng gần đây khi quan hệ Mỹ-Trung đang tụt dốc xuống mức tồi tệ nhất. (Ngày 10/7, Tổng thống Donald Trump phát biểu, ông thậm chí còn không có ý định cân nhắc về việc đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn II).
ĐCSTQ đã phớt lờ luật pháp quốc tế, tiếp tục ráo riết theo đuổi tham vọng toàn cầu của mình, điển hình gần đây là hành vi cố gắng che giấu công tác ứng phó đại dịch COVID-19 hời hợt. Cùng lúc, ĐCSTQ lại đẩy nhanh tiến trình thông qua luật an ninh quốc gia mới tại Hồng Kông.
Hiện Mỹ đang xảy ra tranh luận kéo dài về việc kết hợp để đề ra chiến lược thực thi, nhằm chống lại sự xâm nhập của chính quyền Bắc Kinh vào lãnh thổ. Vài năm vừa qua, chính quyền Mỹ với chủ trương có tên gọi “Sáng kiến Trung Quốc”, đã bắt giữ nhiều cá nhân có liên quan tới ĐCSTQ.
Ngày 13/7, Hoa Kỳ đã có động thái mạnh mẽ nhất tại Biển Đông, khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bác bỏ “bất kỳ tuyên bố nào của Trung Quốc về khẳng định chủ quyền vùng biển”, đồng thời cho biết, “thế giới sẽ không để chính quyền Bắc Kinh coi Biển Đông như đế chế hàng hải của mình”.
Năm 2020, một loạt các quan chức Hoa Kỳ cũng đã có những bài phát biểu, dành riêng cho việc vạch trần những ảnh hưởng của ĐCSTQ, cũng như cho thấy Mỹ đang phải đương đầu với những rủi ro như thế nào.
Brendan Carr – một trong năm ủy viên của Ủy ban Truyền thông Liên bang phát biểu với Epoch Times: “Chúng tôi đã thay đổi cách ứng phó, thay vì lối tiếp cận yếu đuối và dè chừng trong quá khứ”.
“Trong bộ máy chính phủ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là một thể thống nhất, thể hiện sức mạnh và quyết tâm cần thiết nhằm giải quyết các mối đe dọa đến từ ĐCSTQ”, ông Carr nói.
Những bài phát biểu là một hiện tượng chưa từng có, xét cả về phạm vi và số lượng những người phát ngôn tầm cỡ, trong đó bao gồm: Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, Giám đốc FBI Christopher Wray, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr, và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David R. Stilwell.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao đã từ chối đưa ra phản hồi về động thái của chính quyền Mỹ, mà chỉ đề cập với Epoch Times về một loạt các bài phát biểu của những quan chức. Ông Pompeo dự kiến sẽ phát biểu về vấn đề vào ngày 23/7.
Theo ông Carr, một ví dụ về việc chiến lược toàn chính phủ đang được thiết lập, là sự phản ứng của chính quyền Mỹ trước công nghệ của tập đoàn Trung Quốc Huawei.
Ông cho biết: “Đây chỉ là một ví dụ, trong đó các quan chức nhà nước, Bộ Tư pháp, Ủy ban Truyền thông Liên bang và nhiều cơ quan khác cam kết sẽ thực hiện bất kỳ phương án nào cần thiết, nhằm đảm bảo mạng lưới quốc gia khỏi những yếu tố gây suy yếu tình hình an ninh”.
Các chính trị gia từ hai đảng đã chỉ ra các hành vi gây hấn của chính quyền Bắc Kinh. Một đại diện Hoa Kỳ cho biết, ông đã rất phấn khích khi thấy chính quyền thi hành chiến lược hiện tại.
Đại diện Hoa Kỳ Jim Banks phát biểu với Epoch Times: “Là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc Hạ viện Đảng Cộng hòa, thật đáng khích lệ khi biết rằng không chỉ có Tổng thống đứng về phía chúng tôi, mà toàn bộ chính quyền của ông ấy cũng được huy động để chống lại mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc”.
Ông Banks cho biết, William Barr đã cảnh báo các công ty công nghệ Mỹ vì “mối quan hệ thân thiết của họ với Trung Quốc”, ông nói thêm: Christopher Wray và Mike Pompeo đã tập trung lực lượng vào việc “ngăn chặn thái độ hung bạo của Trung Quốc”.
Ông phát biểu: “Thậm chí ngay cả Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos và Viện Y tế Quốc gia cũng đã thay đổi chính sách, nhằm đối phó với các Học viện Khổng Tử và sự trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ”.
Brian Kennedy – Chủ tịch Ủy ban về Nguy cơ hiện tại Trung Quốc kiêm tác giả của quyển “Chiến tranh Cộng sản Trung Quốc tại Mỹ” (Communist China’s War Inside America) khẳng định, chiến lược của chính quyền là nhằm đối phó với “tính hiếu chiến dễ thấy của chính quyền Trung Quốc về kinh tế, chính trị và thông tin”.
Ông phát biểu với Epoch Times: “Chính quyền Mỹ đã thiết lập cơ chế tiếp cận toàn chính phủ vì một lý do giản đơn là, bởi không có một khía cạnh nào trong đời sống Mỹ hiện nay mà không bị chính quyền Trung Quốc nhúng tay vào”.
“Từ việc thao túng thị trường tài chính Hoa Kỳ đến đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Thung lũng Silicon, từ việc dọa nạt Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia đến thi hành chính trị với sản lượng nông nghiệp tại các trang trại. Khác với những bậc tiền nhiệm, chính quyền Tổng thống Donald Trump và ngay từ vị Tổng thống, đều nhận ra rằng cần phải đối mặt và xử lý sự hung hăng đầy thách thức này”, Ông nhận định.
Việt Anh (Theo Epoch Times)