Tinh Hoa

Một hằng tinh “chạy trốn” khỏi hệ Ngân Hà

Một nhà khoa học người Đức có tên Andre – Kund đã phát hiện ra sự tồn tại của một loại hằng tinh di động với tốc độ vô cùng nhanh trong thiên hà.

Chúng rời xa hằng tinh với tốc độ bất thường, sau đó lại bị lực hút của thiên hà kéo trở lại. Nhà khoa học của viện nghiên cứu thiên thể Potsdam Leibniz này đã tiền hành nghiên cứu loại hằng tinh này, và phát hiện ra tốc độ của chúng thường có thể đạt tới 500km/s. Điều khiến chúng khác biệt với các hằng tinh “lang thang” khác là, chúng có thể trở về khu vực ở trung tâm của của thiên hà, đồng thời vượt qua kết cấu của khu vực đó để một lần nữa xa rời thiên hà.

Không chỉ có vậy, theo quan sát trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện một hằng tinh đang vận hành với tốc độ bất thường, gần như là gấp đôi với tốc độ cần để rời khỏi lực hút của hệ Ngân Hà. Nó cách trung tâm Ngân Hà khoảng 200000 năm ánh sáng, trong khi đường kính của hệ Ngân Hà cũng chỉ có 100000 năm ánh sáng. Điều này có nghĩa là, hằng tinh này đã “bỏ trốn” khỏi hệ Ngân Hà.

Hằng tinh bị lực hút của hệ Ngân Hà “bắt trở lại” thuộc vào biến tinh (ngôi sao có độ sáng thay đổi) loại RR chòm sao Thiên Cầm. Loại thiên thể này là một loại của biến tinh rung động, có thể dựa vào độ sáng của nó để nghiên cứu, hơn nữa còn có thể vẽ ra quỹ đạo vận hành. Biến tinh RR chòm sao Thiên Cầm có tốc độ vô cùng nhanh, vượt qua tốc độ của các hằng tinh thông thường. Một biến tinh loại RR chòm sao Thiên Cầm có mã số MACHO 176.18833.411 có tốc độ tới 482km/s. Tốc độ này vẫn còn thấp so với tốc độ bỏ trốn khỏi Ngân Hà.

Một số hằng tinh “chạy trốn” khỏi Ngân Hà với tốc độ khoảng 500km/h, nhưng tốc độ này vẫn chưa đạt tới tốc độ cần thiết để chạy trốn, thế nên sau khi chúng vẽ được một hình elip ở bên ngoài Ngân Hà, thì lại bị “bắt trở lại”.

Tuy nhiên, đã từng có trường hợp hằng tinh “trốn thoát thành công”. Hiện nay hằng tinh HE 0437-5439 đã nằm trên đường viền của hệ Ngân Hà. Các nhà khoa học dùng số liệu Hubble để tái lập lại quỹ đạo quay của hằng tinh này, kết quả chứng minh, nơi bắt đầu cuộc hành trình của nó chính là khu vực gần trung tâm hệ Ngân Hà. Thông thường, bất cứ một hành tinh nào cũng không thể bay nhanh như thế được, nên chắc chắn đã xảy ra một việc bất thường. Được biết, 100 triệu năm trước, hằng tinh HE 0437-5439 đã lập kế hoạch chạy trốn, nó từng nằm trong hệ thống Tam tinh, nhưng một sự cố bất ngờ đã khiến nó bay ra khỏi hệ Ngân Hà. Nguyên nhân của việc này được dự đoán là do hố đen.

Quá trình trốn thoát khỏi hệ Ngân Hà của hằng tinh HE 0437-5439.

Hệ thống Tam tinh vốn dĩ là một cặp hai ngôi sao quay xung quanh nhau, tới một thời gian, một hành tinh khác chen vào giữa hệ thống, hình thành một hành tinh thứ 3, quay quanh hệ thống 2 hành tinh kia. Khi hệ thống tam tinh gặp phải các thiên thể đáng sợ như hố đen, lực hấp dẫn cực lớn sẽ đẩy hằng tinh ở bên ngoài cùng ra ngoài, trở thành hành tinh lang thang. Lý luận về việc hằng tinh “chạy trốn khỏi hệ Ngân Hà” đã sớm được đưa ra từ năm 1988. Các nhà khoa học phát hiện, hệ Ngân Hà thường loại bỏ một số hằng tinh không định kỳ, thời gian khoảng 100000 năm một lần.

Sau khi một hằng tinh “bỏ trốn”, hệ thống Tam tinh cuối cùng sẽ trở thành một hằng tinh lang thang và một hành tinh siêu khổng lồ xanh.

Sau khi một hằng tinh “chạy trốn”, hành tinh có khối lượng lớn trong hệ thống hai hành tinh còn lại sẽ bành trướng thành “sao khổng lồ đỏ” (Red Giant), cuối cùng nuốt hành tinh bạn của nó, trở thành một hành tinh siêu khổng lồ xanh. Sau đó, một hệ thống Tam tinh, cuối cùng sẽ trở thành một hằng tinh lang thang và một hành tinh siêu khổng lồ xanh.

Theo Khampha.vn